Friday, March 22, 2013

MẶT DẠN MÀY DÀY...KHÓ COI

Lời hứa của ông Thăng kẹt ở trạm thu phí
 Đã xảy ra bất cập "phí chồng phí" ở một số trạm thu phí.

Lời hứa của ông Thăng kẹt ở trạm thu phí

(LĐ) - Số 62 - Thứ sáu 22/03/2013 09:14                     Lê Thanh Phong Báo Lao Động

Cử tri Đồng Nai cho rằng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thất hứa với cử tri, đó là phát biểu của ông Trương Văn Vở - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Thất hứa chuyện gì vậy? Làm việc với tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng để rà soát lại các trạm thu phí trên quốc lộ 20, ông Đinh La Thăng đã hứa sẽ bỏ trạm thu phí ở huyện Định Quán trong quý IV/2012. Đến nay, đã gần hết quý I/2013 nhưng lời hứa đó chưa được thực hiện.

Vì sao người dân Đồng Nai đòi bỏ trạm thu phí này? Bởi vì, chủ đầu tư làm đường, trạm thu phí ở Lâm Đồng nhưng lập thêm một trạm ở Đồng Nai để tận thu. Bao nhiêu năm người dân ở Đồng Nai qua lại khu vực hai huyện Tân Phú và Định Quán đều phải chịu đóng phí cho con đường thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Vô lý như vậy nên người dân mới kêu với Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ông Thăng cũng thấy vô lý như dân vậy nên hứa cái rẹt.

Có thể ông Thăng quá nhiều việc nên chưa kiểm tra, kiểm soát hết những lời hứa nho nhỏ của mình. Còn đối với người dân, thêm một khoản tiền chi phí cho việc đi lại là chuyện rất to, nhất là khoản chi bất hợp lý. Ông Thăng nên sớm thực hiện lời hứa, đừng để lời hứa của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bị mắc kẹt ở cái trạm thu phí trên quốc lộ 20 xa xôi.

Nhưng không phải ông Thăng là người đầu tiên thất hứa, và chuyện hứa mà không làm từng xảy ra còn ghê gớm hơn nhiều, liên quan đến quốc kế dân sinh, không như việc dẹp một cái trạm thu phí. Tại các kỳ họp Quốc hội cũng như các diễn đàn khác, nhiều bộ trưởng, quan chức đưa ra lời hứa nhưng không thực hiện được. Hãy xem những rối ren của ngành giáo dục hay tình trạng bệnh nhân nằm chung nhiều người trên một giường bệnh, hay thực trạng tù mù giá xăng dầu hiện nay sẽ thấy được câu chuyện lời hứa của những người có trách nhiệm.

Người xưa nói “Quân bất hý ngôn” (vua không nói chơi). Thời nay vua chúa không còn, nhưng người có quyền uy “hý ngôn” và “lộng ngôn” cũng không phải ít. Nói mà không làm là hý ngôn, nói coi dân không ra gì là lộng ngôn.

Quan chức phán “dân quen hít thở khí trời” hoặc “nhà báo thiểu năng trí tuệ gì gì đó” có phải là lộng ngôn không (?!). Dân có thể bỏ qua những trường hợp lỡ lời, nhưng có nhiều câu nói lộng ngôn không thể chấp nhận, bởi không phải do nhỡ mồm nói không kịp thắng, mà do chính tư duy coi thường dân của người phát ngôn.

Quan chức của các quốc gia văn minh bị lỡ một lời nói hay thất một lời hứa là “cởi áo” từ chức. Nếu không đủ bản lĩnh như vậy thì hãy suy xét từng lời hứa và cẩn trọng từng lời nói! 
Nguồn:  

No comments:

Post a Comment