Friday, May 31, 2013

Nước mắt của rừng, nước mắt môi trường, nước mắt của "Mẹ"?!

Nước mắt của rừng ( Phần 3 )

SCT- Thủy điện Thượng Kon Tum xẻ "trái tim" VQG Yordon, qua mặt QH và lách luật thành công. Thế còn thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xẻ "trái tim: VQG Cát Tiên sẽ thành công hay công còn phải đợi?! Thời gian sẽ là câu trả lời, vấn đề là thời gian và áp lực công luận, áp lực QH. 
Từ những cánh rừng hấp hối
24/04/2013 10:29 (GMT + 7)
TTCT – Rừng Tây nguyên đang biến mất dần bởi tác động của con người, đặc biệt là các dự án thủy điện quy mô lớn. Công trình thủy điện Thượng Kon Tum và mới đây là dự án thủy điện buôn Đrăng Phốk là hai minh chứng.
Một khu rừng khộp tuyệt đẹp trong vùng lõi vườn quốc gia Yok Đôn – Ảnh: Thái Bá Dũng

Tính đến đầu tháng 4-2013, công trình thủy điện Thượng Kon Tum (do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư) đã đi vào giai đoạn thi công ồ ạt các hạng mục. Nhưng trên giấy tờ, thủ tục chuyển đổi diện tích rừng bị ảnh hưởng vẫn chưa được hoàn tất.
Chuyển đổi hàng trăm hecta rừng phòng hộ
“Rừng ở khu vực dự kiến xây dựng nhà máy hiện là nơi gần như rất ít có sự tác động của con người, hệ sinh thái động thực vật và gỗ quý rất giàu có, nếu vì thủy điện mà phá bỏ thì không bao giờ có thể lấy lại được. Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa biết sẽ phải giữ rừng bằng cách nào khi mà trong khu vực cấm bỗng nhiên một ngày nào đó từng đoàn người kéo vào, rồi máy móc, xe cộ ủi rừng vào ra liên tục, lâm sản, thú quý làm sao có thể kiểm soát hết được?”.
Ông Vũ Thanh Sơn (trạm trưởng trạm kiểm lâm số 9, quản lý rừng tại nơi dự kiến triển khai dự án thủy điện buôn Đrăng Phốk ở VQG Yok Đôn)
Khu rừng nguyên sinh nằm ở nơi cao nhất của tỉnh Kon Tum thuộc địa bàn huyện Kon Plông, với hệ sinh thái dày đặc, vốn ít có sự tác động của con người nay trở nên náo nhiệt. Cuối tháng 3-2013, có mặt tại công trường thủy điện dự kiến có công suất 220MW này, không khó để chúng tôi nhìn thấy không khí thi công khẩn trương.
Tại khu vực đường hầm dẫn dòng nước chuyển dòng sông Đắk Snghé vượt 17km để xuyên lòng núi qua chi lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), rất nhiều khu rừng thông và các khu rừng sản xuất đã được san ủi để nhường đất cho dự án. Tại đây có 194 công nhân người nước ngoài (trong đó 192 công nhân quốc tịch Trung Quốc) đang làm việc. Cách đó không xa, những ngôi làng lâu đời của người dân tộc Ba Na đang sống những ngày cuối cùng trước khi ngập chìm trong biển nước.
Xuôi theo tuyến đường dẫn vào vị trí xây dựng đường hầm, cán bộ ban đền bù giải phóng mặt bằng chỉ cho chúng tôi thấy các khu vực rừng sẽ bị nhấn chìm trong nay mai. Tương tự, tại khu vực xây dựng phần thân đập ngăn nước, hàng chục hecta rừng dày cũng đã được san ủi để đào đất, nén ủi và đắp các hạng mục đập.
Ông Nguyễn Thanh Cao, chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, cho biết đến nay huyện Kon Plông là nơi còn nhiều rừng thuộc dạng dày, giàu nhất tỉnh, nằm ở vị trí cao nhất nên có vai trò giữ nước, điều hòa môi trường cho vùng hạ du sông Đắk Snghé.
Đánh giá về hiện trạng rừng chịu ảnh hưởng của dự án, ông Nguyễn Kim Phương, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, cho rằng các khu rừng này có giá trị lớn về mặt sinh thái và môi trường, các khu rừng phòng hộ chịu ảnh hưởng bởi thủy điện có tuổi đời hàng chục năm. Hiện nay, các khu rừng này được bàn giao cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông và ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham quản lý.
Chủ đầu tư “linh động đi trước”
Trong lúc thủ tục chuyển đổi còn đang chờ trình lên Chính phủ để đưa ra lấy ý kiến ở Quốc hội, nhà thầu đã triển khai xây dựng các hạng mục. Nhiều lần chủ đầu tư đã “linh động đi trước” để đẩy nhanh tiến độ khi các thủ tục pháp lý chưa được hoàn tất. Ngay từ thời điểm tháng 8-2012, khi kiểm tra hai hạng mục gồm đường nối vào cửa nhận nước và phần đường tránh ngập, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Kon Tum phát hiện một phần diện tích rừng phòng hộ lẫn rừng sản xuất đã bị san ủi mà chưa được phép.
Tính đến đầu tháng 4-2013, ông Phương cho biết thủ tục chuyển đổi rừng phòng hộ vẫn chưa được trình ra Quốc hội, trong khi thực tế dự án đã được triển khai một khối lượng khá lớn ở các hạng mục như đường hầm dẫn nước, đập dâng… trong tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng, theo thông tin của ông Lương Công Lũy, trưởng ban quản lý dự án. Câu hỏi được đặt ra là nếu việc chuyển đổi trên 380ha rừng phòng hộ này không được Quốc hội đồng ý thì liệu dự án có bị đình chỉ? Việc nhà đầu tư rót một số tiền lớn cho thi công có phải đưa các cấp chính quyền vào thế đã rồi?
Về vấn đề này, ông Phương cho rằng dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được Bộ Tài nguyên – môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc lấy ý kiến ở Quốc hội – theo ông Phương – là do quá trình triển khai đã có một số thay đổi thủ tục liên quan rừng phòng hộ nên cần bổ sung. “Việc cho hay không là quyền của Quốc hội” – ông Phương nói.
“Khoét” vườn quốc gia làm thủy điện
Trong lúc nhiều dự án thủy điện ảnh hưởng đến rừng đang nhùng nhằng như thế, mới đây có thêm một dự án sẽ được triển khai tại vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk): công trình thủy điện Đrăng Phốk (công suất 26MW) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (Tecco, TP.HCM) đầu tư.
VQG Yok Đôn là nơi có diện tích lớn và đặc trưng dạng rừng khộp. Từ trung tâm VQG này xuôi theo đường đất khoảng 40km sẽ tới vị trí nhà máy đặt ở cuối sông Sêrêpốk, đoạn giáp ranh với biên giới Campuchia. Theo tính toán của các đơn vị liên quan, để xây dựng thủy điện Đrăng Phốk sẽ có gần 53ha rừng đặc dụng tại các tiểu khu 430, 431 và 451 thuộc VQG Yok Đôn bị đốn hạ, chiếm dụng vĩnh viễn (hiện chủ đầu tư đã xin điều chỉnh xuống còn 49,88ha) và 10ha bị chiếm dụng tạm thời.
Các cán bộ kiểm lâm VQG Yok Đôn cho biết mặc dù là rừng khoanh nuôi tái sinh, nhưng rừng ở đây vẫn còn rất nhiều loài gỗ quý như giáng hương, cẩm lai…, có những thân cây đường kính gần 1m. Phân khu dự kiến xây dựng thủy điện được đánh giá là một trong những nơi yên tĩnh hiếm hoi còn lại thuộc vùng lõi của VQG.
Ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc VQG Yok Đôn, cho rằng việc đặt một nhà máy ở “trái tim” của VQG sẽ làm tan vỡ cấu trúc nguyên vẹn vốn có. Cùng với tất cả nhân viên giữ rừng tại đây, ông kiên quyết phản đối dự án.
Ông Thành giải thích: “Đánh giá tác động đối với vườn khi xây dựng nhà máy thủy điện phải đứng trên quan điểm bảo tồn. Không nên dựa vào mấy cây gỗ quý có trên diện tích rừng mà khẳng định rừng đó giàu hay nghèo, cần đánh giá tác động các quần xã, hệ động thực vật có mặt trên khu vực đó… Theo tôi, những ý kiến khẳng định vùng lõi dự kiến đặt thủy điện là rừng nghèo, ít tác động đến môi trường khi đặt nhà máy thủy điện là thiếu thực tế và thiếu trách nhiệm…”.
Trước phản ứng của dư luận, ông Võ Thanh, giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk, cho biết: “Hiện nay dự án đang hoàn tất thủ tục đánh giá tác động môi trường để xin ý kiến Bộ Tài nguyên – môi trường, như vậy dự án vẫn còn nằm trên giấy. Chúng ta đưa ra như thế nhưng cũng còn cân nhắc, được thì ta làm, mà nếu hại quá thì dừng”.
Từ 53ha điều chỉnh xuống còn 49,88ha
Ông Trần Hải Minh, tổng giám đốc Tecco, cho biết dự án đang chờ đánh giá tác động môi trường thì cơ quan thẩm quyền mới duyệt thiết kế cơ sở. Dự án chưa lấy ý kiến của VQG Yok Đôn và các cơ quan liên quan, cũng chưa lấy ý kiến Ủy ban sông Mekong Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Công thương.
Khi được hỏi lý do vì sao vào tháng 5-2012 Tecco đề nghị điều chỉnh diện tích đất rừng VQG Yok Đôn xin chuyển đổi vĩnh viễn từ 53ha còn 49,88ha (từ 50ha trở lên đối với diện tích đất VQG thì phải đưa ra Quốc hội xem xét), ông Minh cho rằng đó là kết quả của thiết kế chi tiết lại.
Còn về câu hỏi vì sao dự án đã có chủ trương thực hiện từ năm 2007-2008 nhưng đến nay vẫn chưa xong phần thủ tục, kể cả đánh giá tác động môi trường, ông Minh giải thích: “Vì liên quan đến kiểm đếm rừng, lại có nhiều ý kiến phức tạp và giai đoạn này tài chính cũng đang khó. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 tỉ đồng. Ngân hàng Việt – Nga đã đồng ý tài trợ nhưng bảo phải chờ thêm một chút nữa”.

Ngày 29-6-2006 Quốc hội khóa XI đã ban hành nghị quyết 66 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (có hiệu lực từ ngày 1-10-2006). Theo đó, dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Ngày 1-11-2006, Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép đầu tư dự án thủy điện Thượng Kon Tum với công suất lắp máy khoảng 240MW (sau này chủ đầu tư điều chỉnh còn 220MW). Tại văn bản này, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và địa phương liên quan tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Đến ngày 19-6-2010, Quốc hội khóa XII ban hành nghị quyết 49 (thay thế nghị quyết 66 trước đó) về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Theo đó, dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi dự án thủy điện Thượng Kon Tum khởi công (cuối tháng 9-2009), xây dựng rầm rộ, đầu tháng 10-2012 UBND tỉnh Kon Tum có văn bản gửi các cơ quan chức năng xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước (68,78ha), đất rừng phòng hộ (382,29ha) xây dựng thủy điện này. Phúc đáp UBND tỉnh bằng văn bản ngày 4-1-2013, Bộ NN&PTNT nêu rõ: dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại công văn liên quan (đầu tháng 11-2006 và cuối tháng 6-2009).
Từ đó đến nay (tháng 12-2012), một số quy định liên quan đến triển khai thực hiện dự án đã được ban hành. Riêng việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ, Bộ NN&PTNT cho rằng phải thực hiện theo quy định tại nghị quyết 49 của Quốc hội, theo đó chuyển đổi rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên cần báo cáo Quốc hội.
Trong khi đó, Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cho biết đến thời điểm báo cáo gần đây nhất (đầu tháng 1-2013) mới chuyển đổi mục đích sử dụng và cấp đất xây dựng được 380ha (đất lâm nghiệp 162ha, đất nông nghiệp 218ha) trên tổng số 932ha diện tích chiếm đất của toàn bộ dự án (trong đó theo Bộ NN&PTNT, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn mà tỉnh Kon Tum đề nghị chuyển đổi là 382,29ha). Phần diện tích đất khu vực lòng hồ chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
QUỐC THANH – Đ.T.DUY – T.B.DŨNG

Chỉ mới “xuống phố” được một thời gian nhưng nhiều nữ sinh vùng cao đã làm nhiều người sửng sốt khi lột xác hoàn toàn và thậm chí, cả năm không muốn về nơi “chôn nhau cắt rốn” nữa vì chê quê nghèo…

Sơn nữ tiêu tiền “đô” và “chém” tiếng Anh như gió
Lang thang trên mạng xã hội, tôi chợt bắt gặp một dòng tâm sự của một sinh viên trường đại học Hà Nội: “Thật ra, mình không nghĩ là mình được sinh ra ở nơi “đồi gió hú” ấy, sau những tháng ngày rong ruổi ở vũ trường, quán bar thấy quê hương thật tẻ nhạt. Về quê, 20h tối đã tắt điện đi ngủ hết, không đèn đường, không có gì giải trí, với mình, Hà Nội là nơi tuyệt nhất, có thể đi “bay” cả đêm với đám bạn sành điệu mà không phải áy náy gì… “.
Nhìn kỹ vào “hồ sơ” của cô gái này thì chúng tôi được biết, cô quê ở Điện Biên, mới xuống Hà Nội học được hơn một năm. Dường như, những “sơn nữ” rời quê lên phố học đã lột xác thành dân chơi Hà thành không còn là “của hiếm” nữa.
Ảnh minh họa
Tại một quán bar dành cho Tây trên phố Bảo Khánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong tiếng nhạc chát chúa, ánh sáng nhập nhòa là hai cô tiếp viên trong bộ váy “thiếu vải” đang đi rót rượu cho khách. Minh – quản lý quán bar này cho biết: “Hai cô gái này từ Sơn La xuống, học trường trung cấp Kế toán trên Cầu Giấy đấy, nhưng nếu không giới thiệu là từ vùng cao xuống, khó ai có thể nhận ra họ là người dân tộc thiểu số đâu. Mới làm được hai tháng nhưng các cô ấy sành điệu lắm, biết tiêu tiền “đô” và nói tiếng Anh như gió…”.
Thấy chúng tôi muốn tìm hiểu thêm, Minh cho biết, hai cô gái ấy đang “cặp” với hai trai Tây thường xuyên vào quán bar. Những giờ không phải làm trong quán, các cô đi chơi với Tây, vì là Tây “balo” nên cũng không có nhiều tiền, có khi các cô còn phải “bao” lại trai Tây, nhưng “khoản kia” thì không chê vào đâu được”.
Hai cô gái ấy là Chao Thị Sinh và Trần Thị Mận nhưng sau khi xuống phố và vào phục vụ trong quán bar, các cô đổi tên thành Bảo Anh và Hà Giang. Thấy khách đã vãn, Bảo Anh không còn bận việc nữa mà đang ngồi nhìn đôi tình nhân Tây âu yếm trong quán bar, tôi quay ra bắt chuyện. Bảo Anh cho biết, quê cô ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, vì nhà nghèo nên từ năm cấp hai cô đã phải cùng bố mẹ vào làm nương rẫy sau những giờ lên lớp. Đến năm cấp 3, cô đi học nội trú ở trường Dân tộc Nội trú của tỉnh và đỗ vào trung cấp Kế toán cùng Hà Giang. Bảo Anh cho biết: “Vì chưa phải mùa thi nên bọn em học nhàn lắm, ít khi phải đến trường, nếu thầy khó tính thì nhờ bạn cùng lớp điểm danh hộ. Vào làm tại quán bar này rất thích, vì bọn em được tự do trò chuyện với khách, khách ở đây toàn Tây nên “thoáng” lắm, ngoài trả tiền rượu, họ còn cho tiền “típ” phục vụ nữa, có tối em được cả triệu đồng do khách cho riêng”.
Không chỉ bỏ bê học hành, đi cặp với… Tây, nhiều cô gái từ vùng cao xuống Hà Nội học còn coi vũ trường, quán bar chính là “nhà” của mình khi nhập hội cùng với dân chơi Hà thành để “hành xác” bằng những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Để có tiền tiêu xài, nhiều cô gái đã “nhắm mắt” khi tham gia buôn rượu lậu, bán hàng “độc” để đưa vào các vũ trường, nhà hàng để ‘ăn” tiền chênh lệch. Trần Mai Ly (Khoa Kế toán, trường đại học Công Đoàn) cho biết: “Trong lớp em có một bạn người dân tộc Khơ – Mú quê ở Lào Cai, ngày mới xuống Hà Nội đi học, bạn ấy rụt rè lắm, bạn bè cứ trêu là “nói tiếng Kinh chưa sõi” nhưng một năm sau, bạn ấy lột xác hoàn toàn, ăn mặc sành điệu, dùng Iphone đời mới, đi xe ga đắt tiền. Hóa ra bạn ấy theo một người chị họ đi buôn “sex toy” (đồ chơi tình dục – PV) để bán cho dân ở chợ Hàng Chiếu, nghe nói lãi lắm, bây giờ nhìn không ai bảo bạn ấy là người dân tộc”.
Sơn nữ vào Trung tâm thương mại Vincom mua sắm.
Phục vụ casino để nâng tầm… gái quê
Theo lời mời của một cậu bạn, cũng là dân “anh chị” có số má ở Hà thành, tôi “đột nhập” vào một casino “kín” dành cho dân chơi Hà thành trên phố Tây Sơn, Hà Nội. Tại đây, Việt – người bạn tôi cho biết, trong “hộp đêm” này có nhiều sơn nữ phục vụ, vì cùng quê, nên các cô rủ nhau đi “làm thêm” tại đây. Mỗi đêm, làm từ 23h đến 5h sáng, phục vụ rượu, các cô được trả 800.000 – 1.000.000 đồng. Công việc tuyển người vào casino này cũng rất chặt chẽ, phải được người quen giới thiệu các cô mới được vào làm. Hà Thị Mao (SaPa, Lào Cai) cho chúng tôi biết: “Không phải ai cũng đủ “trình” vào làm ở casino này đâu chị ạ. Phải là người kín tiếng, biết giữ bí mật và “chiều” được các đại gia ở đây. Nhà em gần khu du lịch SaPa nên em thường tiếp xúc với khách Tây và các đại gia có tiền nên biết “chất” của họ, nhưng dưới này độ ăn chơi của các đại gia hơn rất nhiều, nói chung, xuống Hà Nội sống em vẫn thấy khác hẳn với ở quê…”.
Việt rỉ tai tôi, dù đang là sinh viên cao đẳng Du lịch, nhưng Mao và hai cô bạn cùng quê là khách hàng thường xuyên của các trung tâm mua sắm cao cấp như Vincom, Parkson, Tràng Tiền… Mỗi tháng một lần các cô bay sang Singapore, Hong Kong để du lịch, và những chuyến đi này là thường đi kèm với đại gia. Việt tếu táo: “Các cô sơn nữ này cho rằng, việc cặp với đại gia và phục vụ trong casino này chính là cách để nâng tầm… gái quê. Việc làm “gà cắp nách” cho các đại gia các cô ấy giấu gia đình, có cô còn “cáo” đến mức, có người yêu rồi nhưng vẫn cặp với một người bằng tuổi bố mình để có tiền tiêu xài, nói chung sơn nữ mà đã ăn chơi thì chẳng kém gì ai đâu…”.
Chúng tôi gặp Thào Thị My (Yên Bái) khi cô đang cùng bạn trai mua sắm ở Trung tâm thương mại Tràng Tiền. My cho biết, đêm qua cô và mấy người bạn nữa sang một vũ trường ở Gia Lâm để “bay”, do vô ý đã làm rượu đổ hết lên quần áo, nên hôm nay đến đây để sắm đồ. Quần áo ở khu mua sắm này toàn tiền triệu, nhưng My “phẩy tay”. Nhìn những nét dạn dĩ trên khuôn mặt My, không ai nghĩ rằng cô đã từng là một cô gái hiền lành, chân chất. Đã hai năm nay, My không về Yên Bái, tết cô cùng bạn trai quê Ninh Bình – là một thiếu gia của ông chủ bất động sản gần chùa Bái Đính, đi Thái Lan để đón tết. Theo My, về quê không có gì thú vị cả, đường từ thành phố Yên Bái về nhà cô gần 80km, đồi dốc hoang vu, chỉ thỉnh thoảng cô gọi điện về quê là được rồi. Có lẽ với những cô gái bất ngờ “lột xác” thành dân chơi như My, mọi cám dỗ từ đồng tiền đều có sức hút lớn.
“Dính bẫy”Tuy nhiên, chính sự lột xác “thần tốc” mà chưa có sự trải nghiệm nên nhiều cô gái đã bị “dính bẫy” khi trở thành dân chơi. Tại bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, các bác sĩ còn truyền tai nhau về câu chuyện một nữ sinh vùng cao người Dao tên là Sèo A Mẩy, sau khi nhập vào với hội dân chơi Hà thành, cô ngày đêm lao vào những cuộc chơi không có điểm dừng, thường xuyên dùng thuốc lắc, vào quán bar, vũ trường hàng đêm và dùng cỏ thơm, “đập đá” như cơm bữa… Do lạm dụng quá nhiều chất kích thích nên A Mẩy đã bị rối loạn thần kinh, không làm chủ được hành động của mình nên bạn bè đã phải đưa cô vào điều trị ở khoa Thần kinh.
Lạc Thành

No comments:

Post a Comment