GÓI BÁNH Ở ĐẢO XA
Posted on 09 Tháng Hai 2013.
Mai Thanh Hải -
Thì cũng biết là mùa Xuân thập thò ngoài cửa rồi đấy, nhưng ở đảo, đến
cỏ cây còn chật vật sống, lấy đâu ra quất xanh, mai vàng, đào thắm, hay
đơn giản là những bông hoa tươi rộn màu, để biết “tín hiệu mùa Xuân”?..
Thế nên, cái gọi là không khí Xuân, trông hết vào chuyến tàu chuyển
hàng Tết, duy nhất và chật vật vượt sóng to ra với đảo, vừa thở hổn hển
vừa cố hết sức hú còi, mệt nhoài cập bến.
Hàng Tết được được gượng nhẹ đưa lên bờ.
Ban đầu là mấy cây quất, vốn buộc chặt dưới chân cẩu trên khoang giữa và bịt kín chắn sóng gió bằng vải bạt, được người dưới tàu, kẻ trên bờ hò reo bồng trên tay, vác trên vai đưa lên khéo léo, không rụng 1 quả vàng, lá xanh.
Hàng Tết được được gượng nhẹ đưa lên bờ.
Ban đầu là mấy cây quất, vốn buộc chặt dưới chân cẩu trên khoang giữa và bịt kín chắn sóng gió bằng vải bạt, được người dưới tàu, kẻ trên bờ hò reo bồng trên tay, vác trên vai đưa lên khéo léo, không rụng 1 quả vàng, lá xanh.
Sau mới đến trăm thứ bà rằn và… bí mật khác.
Cây quất ở bờ, có đẹp lắm cũng chỉ khiến mình nhớ đến… món bánh đa cua Hải Phòng dùng quất thay chanh vắt vào cho có vị, nay ra tới đảo, thành “đồ độc”, vàng hươm cả bến cảng trùi trũi tàu chiến đấu, lạnh ngắt súng pháo và cứng quèo những quân phục, đủ các quân binh chủng.
Duy nhất quất thay đào, mai và mọi thứ hoa tươi khác (bán la liệt trong đất liền), nên được ưu tiên chỗ trung tâm trong Hội trường của toàn đơn vị, cho lính ta đến ngắm nghía, hít hà, đỡ nhớ quê hương.
Còn lại, ở các đơn vị, lính ta đành dùng củi khô làm cành, giấy hồng làm hoa, vải nhựa bảo quản làm lá… tỉ mẩn cắt dán, bao bọc, biến thành những cành hoa đào, y như thật và đặt trong các Phòng đón Xuân.
Thế nhưng khoái nhất, có không khí nhất là công đoạn gói – luộc và chén bánh chưng.
Người ta bảo “Ở đảo, có tàu ra là vui như Tết”. Dịp này tàu ra, khái niệm Tết nhân gấp vạn lần, bởi là thực, chứ chẳng ví von – kiểu cách gì nữa.
Hàng từ tàu chuyển lên bờ, tập kết tại bộ phận hậu cần.
Đúng giờ thông báo, các đơn vị cử người lên nhận đủ thực phẩm, từ bánh mứt kẹo chè thuốc, cho đến thịt gạo măng miến… và nhất là lá dong, đỗ xanh, gạo nếp để về tự gói bánh.
Nhận hàng, lính ta cứ chen nhau sờ sẫm bó lạt trắng gân, tấm lá dong xanh mướt và lại í ới, say sưa nói chuyện “Tết quê tao, Tết quê mày”, như thể đang ngồi góc sân, nhìn gia đình chuẩn bị Tết.
Í ới thế đấy, có khi quên khuấy việc ngâm gạo, đãi đỗ, rửa lá… khiến các anh lớn phải sốt ruột nhắc, đám lính trẻ mới ra đảo (cũng là ăn cái Tết đầu tiên, có khi duy nhất xa nhà) mới tóe ra làm chân phụ giúp cho “trưởng nhóm”.
Cái chức “Trưởng nhóm ngâm gạo”, “Trưởng nhóm đãi đỗ”… là do tự phong với nhau, cho người làm nhiệm vụ ấy, bởi lính trẻ mới xa nhà, toàn 18-20 còn chưa vỡ giọng, lóng ngóng bao giờ biết gói – nấu bánh chưng?..
Nhưng oách nhất, phải kể đến chức “Trưởng nhóm gói bánh”, bởi đây là người khéo tay và chuyên nghiệp nhất. Đồng nghĩa với việc: Không khí – hương vị Tết của toàn đơn vị, tùy thuộc vào đôi tay này…
Đến giờ gói bánh, chả cứ chiến sĩ, mà ngay các sĩ quan, cũng cứ lần nữa công việc, tìm cách chạy xuống bếp, xuýt xoa xem gói bánh.
Cũng lá dong, lạt trắng, gạo thơm, đỗ vàng, thịt lợn rắc tiêu bắc… nhưng chiếc bánh đúc trong khuôn gỗ, có cảm giác như to hơn, thơm hơn và ngon hơn rất nhiều.
Cũng đúng thôi: Nơi địa đầu Tổ quốc, càng ngày Tết càng căng như dây đàn, bởi kẻ thâm hiểm bao năm nay cứ rình những lúc ta thành kính hướng về tổ tiên – nguồn cội, những giá trị tinh thần bất biến bao nhiêu năm, để gây sự và gây rối… thì cảnh được thảnh thơi thưởng thức chút hương vị hậu phương, trong khi đồng đội đang thay mình, chong súng trực gác, đã là hạnh phúc lắm rồi.
Giá trị của những người lính bảo vệ đảo tiền tiêu trong thời bình, không đơn giản là việc “trồng rau, lau súng” như ở trong đất liền, mà cụ thể nhưng cũng không hề so sánh – đo đếm được, là chấp nhận đối đầu với bom với đạn, trong khi hậu phương có khi chưa kịp nghe tiếng đạn bom ấy vọng vào.
Giá trị đó, đọng lại trong những sự thiếu thốn nhỏ nhoi, khát khao bình thường, nhưng vẫn nén lại trong một tập thể biết nén lại, để vun đắp cho sứ mệnh cao cả: “Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”, “Không để Tổ quốc bị bất ngờ”…
Và giữa những ngày giờ vất vả, gian lao, căng thẳng ấy, chẳng gì giá trị, khi chứng kiến cảnh: Những người lính đảo ngọng nghịu học gói bánh chưng chào Tết, đón mùa Xuân?..
———————————————————————————–
Cây quất ở bờ, có đẹp lắm cũng chỉ khiến mình nhớ đến… món bánh đa cua Hải Phòng dùng quất thay chanh vắt vào cho có vị, nay ra tới đảo, thành “đồ độc”, vàng hươm cả bến cảng trùi trũi tàu chiến đấu, lạnh ngắt súng pháo và cứng quèo những quân phục, đủ các quân binh chủng.
Duy nhất quất thay đào, mai và mọi thứ hoa tươi khác (bán la liệt trong đất liền), nên được ưu tiên chỗ trung tâm trong Hội trường của toàn đơn vị, cho lính ta đến ngắm nghía, hít hà, đỡ nhớ quê hương.
Còn lại, ở các đơn vị, lính ta đành dùng củi khô làm cành, giấy hồng làm hoa, vải nhựa bảo quản làm lá… tỉ mẩn cắt dán, bao bọc, biến thành những cành hoa đào, y như thật và đặt trong các Phòng đón Xuân.
Thế nhưng khoái nhất, có không khí nhất là công đoạn gói – luộc và chén bánh chưng.
Người ta bảo “Ở đảo, có tàu ra là vui như Tết”. Dịp này tàu ra, khái niệm Tết nhân gấp vạn lần, bởi là thực, chứ chẳng ví von – kiểu cách gì nữa.
Hàng từ tàu chuyển lên bờ, tập kết tại bộ phận hậu cần.
Đúng giờ thông báo, các đơn vị cử người lên nhận đủ thực phẩm, từ bánh mứt kẹo chè thuốc, cho đến thịt gạo măng miến… và nhất là lá dong, đỗ xanh, gạo nếp để về tự gói bánh.
Nhận hàng, lính ta cứ chen nhau sờ sẫm bó lạt trắng gân, tấm lá dong xanh mướt và lại í ới, say sưa nói chuyện “Tết quê tao, Tết quê mày”, như thể đang ngồi góc sân, nhìn gia đình chuẩn bị Tết.
Í ới thế đấy, có khi quên khuấy việc ngâm gạo, đãi đỗ, rửa lá… khiến các anh lớn phải sốt ruột nhắc, đám lính trẻ mới ra đảo (cũng là ăn cái Tết đầu tiên, có khi duy nhất xa nhà) mới tóe ra làm chân phụ giúp cho “trưởng nhóm”.
Cái chức “Trưởng nhóm ngâm gạo”, “Trưởng nhóm đãi đỗ”… là do tự phong với nhau, cho người làm nhiệm vụ ấy, bởi lính trẻ mới xa nhà, toàn 18-20 còn chưa vỡ giọng, lóng ngóng bao giờ biết gói – nấu bánh chưng?..
Nhưng oách nhất, phải kể đến chức “Trưởng nhóm gói bánh”, bởi đây là người khéo tay và chuyên nghiệp nhất. Đồng nghĩa với việc: Không khí – hương vị Tết của toàn đơn vị, tùy thuộc vào đôi tay này…
Đến giờ gói bánh, chả cứ chiến sĩ, mà ngay các sĩ quan, cũng cứ lần nữa công việc, tìm cách chạy xuống bếp, xuýt xoa xem gói bánh.
Cũng lá dong, lạt trắng, gạo thơm, đỗ vàng, thịt lợn rắc tiêu bắc… nhưng chiếc bánh đúc trong khuôn gỗ, có cảm giác như to hơn, thơm hơn và ngon hơn rất nhiều.
Cũng đúng thôi: Nơi địa đầu Tổ quốc, càng ngày Tết càng căng như dây đàn, bởi kẻ thâm hiểm bao năm nay cứ rình những lúc ta thành kính hướng về tổ tiên – nguồn cội, những giá trị tinh thần bất biến bao nhiêu năm, để gây sự và gây rối… thì cảnh được thảnh thơi thưởng thức chút hương vị hậu phương, trong khi đồng đội đang thay mình, chong súng trực gác, đã là hạnh phúc lắm rồi.
Giá trị của những người lính bảo vệ đảo tiền tiêu trong thời bình, không đơn giản là việc “trồng rau, lau súng” như ở trong đất liền, mà cụ thể nhưng cũng không hề so sánh – đo đếm được, là chấp nhận đối đầu với bom với đạn, trong khi hậu phương có khi chưa kịp nghe tiếng đạn bom ấy vọng vào.
Giá trị đó, đọng lại trong những sự thiếu thốn nhỏ nhoi, khát khao bình thường, nhưng vẫn nén lại trong một tập thể biết nén lại, để vun đắp cho sứ mệnh cao cả: “Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”, “Không để Tổ quốc bị bất ngờ”…
Và giữa những ngày giờ vất vả, gian lao, căng thẳng ấy, chẳng gì giá trị, khi chứng kiến cảnh: Những người lính đảo ngọng nghịu học gói bánh chưng chào Tết, đón mùa Xuân?..
———————————————————————————–
No comments:
Post a Comment