SCT- Trích: "Nói có hậu cũng không quá ngoa ngôn, vì để tránh môi trường phải trả giá
khi dự án này được thực hiện, có người đã phải chịu kỉ luật, bị đe dọa
nhưng họ chấp nhận đánh đổi nhằm thoát khỏi sự ràng buộc với
cơ quan để có thể cất lên tiếng nói vì lẽ phải, vì khoa học, như trường hợp của ThS Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán
bộ của vườn Quốc gia Cát Tiên, (người đồng sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Save Cat Tien - SCT) và kiên nhẫn đấu tranh đến cùng để bảo vệ "Mẹ Cát Tiên"-BBT SCT)
Những tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật gửi lãnh đạo cấp cao (Thủ tướng vào tháng 7 năm 2011 và Chủ tịch nước vào tháng 8 năm 2012), kiến nghị của SCT đến Quốc hội và các cấp liên quan đã được lắng nghe và thấu cảm. Trích ĐVO: "Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã nhận được sự quan tâm của nhiều vị ĐBQH và dư luận xã hội. Hai dự án này đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch . Vì thế, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội". Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã khẳng định điều này trong Báo cáo thẩm tra quy hoạch tổng thể về thủy điện do Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo trước Quốc hội sáng 30/10. (điều này đúng với tâm nguyện của SCT đã kiến nghị và đông đảo quần chúng nhân dân)
Những tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật gửi lãnh đạo cấp cao (Thủ tướng vào tháng 7 năm 2011 và Chủ tịch nước vào tháng 8 năm 2012), kiến nghị của SCT đến Quốc hội và các cấp liên quan đã được lắng nghe và thấu cảm. Trích ĐVO: "Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã nhận được sự quan tâm của nhiều vị ĐBQH và dư luận xã hội. Hai dự án này đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch . Vì thế, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội". Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã khẳng định điều này trong Báo cáo thẩm tra quy hoạch tổng thể về thủy điện do Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo trước Quốc hội sáng 30/10. (điều này đúng với tâm nguyện của SCT đã kiến nghị và đông đảo quần chúng nhân dân)
Loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6a:“Khoa học chân chính được lắng nghe và công nhận”
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, sau
khi có quyết định loại khỏi quy hoạch dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
đã nói rằng, “đây là quyết định dung hòa”.
Trong khi giới khoa học, và công luận
thì cho rằng, đây là “một cái kết có hậu”, bởi những tiếng nói vì cái
tốt, những lập luận khoa học đã được lắng nghe.
Nói có hậu cũng không quá ngoa ngôn, vì
để tránh môi trường phải trả giá khi dự án này được thực hiện, có người
đã phải chịu kỉ luật, bị đe dọa nhưng họ sẵn sàng đánh đổi (công việc)
nhằm thoát khỏi sự ràng buộc với cơ quan để có thể cất lên tiếng nói vì
lẽ phải, vì khoa học, như trường hợp của ThS Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán
bộ của vườn Quốc gia Cát Tiên.
Nói có hậu là bởi vì, nhiều nhà khoa
học, như TS Nguyễn Ngọc Long (viện trưởng viện Sinh thái học miền Nam) –
một trong những người đầu tiên lên tiếng phản đối việc xây dựng hai dự
án này từ gần 10 năm qua, tâm sự rằng, bản thân ông và những đồng nghiệp
có lúc “chịu sức ép khủng khiếp”.
Cho nên, khi nghe tin có quyết định dừng
thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ông đã hân hoan mà gọi đó là “khoa học chân
chính được lắng nghe và công nhận”.
Nhà báo Thế Dũng, người từng bị “phe”
ủng hộ dự án coi là “cấu kết với nhóm lợi ích riêng đưa tin thất thiệt
về dự án”, hôm qua, trên trang cá nhân của mình đã cảm xúc rằng “mình
cũng góp sức trong trận chiến với với một kết cục có hậu”!
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, nếu đây
có là “cuộc chiến” thì cũng không có bên thua mà chỉ có bên thắng. Và
bên thắng, đó là nhân dân, là lợi ích chung của đất nước, không chỉ cho
hôm nay mà cả thế hệ mai sau.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, với tư cách là
người chịu trách nhiệm rất lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia, đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế của đất nước, đã nói đại ý
rằng, ở chiều quản lý ngành, xét về lợi ích kinh tế, thì ông cũng có
phần thấy cái thiệt khi dừng dự án, nếu có thì là ở chỗ ngành điện mỗi
năm mất cơ hội huy động thêm 1 tỷ kWh (nếu hai dự án này triển khai
xong), nhất là trong bối cảnh miền Nam vẫn đang đối mặt với nguy thiếu
điện, điện vẫn phải chuyển tải từ miền Bắc vào.
Nhưng ở chiều ngược lại, “nếu ở vào địa vị của tỉnh Đồng Nai, thì tôi cũng sẽ kiến nghị dừng dự án”, ông Hoàng nói.
Và cái được lớn nhất, vẫn theo ông, là tránh thiệt hại cho môi trường, mà trực tiếp nhất là hệ sinh thái rừng Cát Tiên.
Tiếp theo cho đến hết xem tại http://motthegioi.vn/xa-hoi/thoi-su-xa-hoi/khoa-hoc-chan-chinh-da-duoc-lang-nghe-va-cong-nhan
Văn bản chỉ đạo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ủy Ban KHCN&MT của QH cùng 4 bộ liên quan để phối hợp, xem xét nội dung thư của Nguyễn Huỳnh Thuật |