(SGGP). – Giám đốc Sở Công thương TPHCM vừa có báo cáo gửi Chủ tịch UBND TP về tổng hợp ý kiến của các sở ngành và các tổ chức, nhà khoa học về Dự án Thủy điện Đồng Nai 6, 6A trên sông Đồng Nai. Nhiều ý kiến cho rằng 2 hồ chứa của các nhà máy này chỉ có dung tích hơn 200 triệu m³ nên ít ảnh hưởng đến việc tham gia xả lũ, chống hạn, chống ngập mặn cho hạ lưu sông Đồng Nai. Về lợi ích kinh tế mang lại, cụm thủy điện này cung cấp cho hệ thống một lượng công suất 241 MVA và sản lượng điện hàng năm khoảng 929,16 triệu kW/h. Thế nhưng, những tác động tiêu cực của 2 dự án trên lại quá lớn.
Cụ thể, việc xây dựng quá nhiều công trình thủy điện (theo quy hoạch là 8 nhà máy) có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực sông Đồng Nai như nguồn nước bị ô nhiễm, làm suy giảm diện tích rừng do việc phá rừng đầu nguồn để tạo mặt bằng thi công công trình, cũng như quá trình tích nước, xả nước trong việc vận hành nhà máy điện là nguyên nhân gây ra lũ lớn trong mùa mưa bão và cạn kiệt nước trong mùa khô hạn cho vùng hạ du các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có TPHCM, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, việc xây dựng 2 dự án này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên.
Do 2 dự án trên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nên cần thiết phải có những đánh giá thật chính xác, khoa học và khách quan những lợi ích và sự tác động không tốt đến môi trường. Sở Công thương TP kiến nghị UBND TPHCM giao cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nghiên cứu tổ chức hội nghị hoặc hội thảo quốc tế và mời các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghe ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về mức độ tác động môi trường của 2 dự án trên; giao Liên hiệp Các hội KHKT TPHCM phối hợp với các nhà khoa học trên địa bàn tổ chức khảo nghiệm thực tế, thu thập số liệu, tham gia phản biện về 2 dự án này.
Cụ thể, việc xây dựng quá nhiều công trình thủy điện (theo quy hoạch là 8 nhà máy) có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực sông Đồng Nai như nguồn nước bị ô nhiễm, làm suy giảm diện tích rừng do việc phá rừng đầu nguồn để tạo mặt bằng thi công công trình, cũng như quá trình tích nước, xả nước trong việc vận hành nhà máy điện là nguyên nhân gây ra lũ lớn trong mùa mưa bão và cạn kiệt nước trong mùa khô hạn cho vùng hạ du các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có TPHCM, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, việc xây dựng 2 dự án này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên.
Do 2 dự án trên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nên cần thiết phải có những đánh giá thật chính xác, khoa học và khách quan những lợi ích và sự tác động không tốt đến môi trường. Sở Công thương TP kiến nghị UBND TPHCM giao cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nghiên cứu tổ chức hội nghị hoặc hội thảo quốc tế và mời các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghe ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về mức độ tác động môi trường của 2 dự án trên; giao Liên hiệp Các hội KHKT TPHCM phối hợp với các nhà khoa học trên địa bàn tổ chức khảo nghiệm thực tế, thu thập số liệu, tham gia phản biện về 2 dự án này.
HOÀI NAM
- Thông tin liên quan:
>> Chủ đầu tư dự án Thủy điện Đồng Nai 6, 6A báo cáo sai lệch thực tế
http://www.vfej.vn/vn/3760n/pho-thu-tuong-yeu-cau-ca-nuoc-ngan-chan-o-nhiem.html
Để hiểu và yêu rừng, yêu thiên nhiên, cỏ hoa hơn xin mời tham khảo:
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130430/kham-pha-noc-nha-tay-nguyen.aspx
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130607/chinh-phuc-pu-ta-leng-noc-nha-thu-hai-cua-viet-nam.aspx
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130611/lac-vao-rung-hoa-do-quyen-tren-dinh-pu-ta-leng.aspx
http://www.vfej.vn/vn/3760n/pho-thu-tuong-yeu-cau-ca-nuoc-ngan-chan-o-nhiem.html
Để hiểu và yêu rừng, yêu thiên nhiên, cỏ hoa hơn xin mời tham khảo:
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130430/kham-pha-noc-nha-tay-nguyen.aspx
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130607/chinh-phuc-pu-ta-leng-noc-nha-thu-hai-cua-viet-nam.aspx
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130611/lac-vao-rung-hoa-do-quyen-tren-dinh-pu-ta-leng.aspx
No comments:
Post a Comment