Còn nhiều nỗi lo!
Thứ Hai, 20/05/2013, 06:23 [GMT+7]
.Cuối tháng 3 vừa qua, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Trương Hòa Bình đã “bật mí”
một thực tế khiến dư luận không khỏi giật mình. Ông nói trên thực tế có
những bản án mà bản thân “Tòa án cũng không thể giải thích được”. Theo
số liệu mà ông Trương Hòa Bình công bố, năm 2010, số bản án tuyên mà
“Tòa án không thể giải thích được” là 1.770 trường hợp. Năm 2011, số vụ
án “Bao Công cũng phải khóc ròng” là 1.702. Và năm 2012, có đến 1.198
bản án mà ngay chính “thẩm phán cũng không hiểu mình tuyên gì”.
Cách đây 2 năm, vào trung tuần tháng 3-2011, Chánh án TANDTC Trương
Hòa Bình cũng đã thừa nhận tại phiên điều trần về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ
chức, rằng “đội ngũ thẩm phán các cấp hiện nay còn thiếu về số lượng so
với yêu cầu xét xử; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ
phận cán bộ thẩm phán còn yếu. Sự yếu kém của đội ngũ thẩm phán đang là
vấn đề bức xúc của dư luận xã hội…” .
Dư luận ngạc nhiên bởi ngay chính các vị thẩm phán còn không hiểu nổi bản án do chính mình tuyên thì làm sao bản án đó được thực thi trong thực tế. Chất lượng thẩm phán quả là đang có vấn đề.
Sự nghiệp đổi mới, tình hình mở cửa, Nhà nước pháp quyền và nhất là dân trí hiện nay không chấp nhận người cầm cán cân công lý mà không được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ, chuyên môn. Không phải ngẫu nhiên mà các văn bản pháp luật qui định thẩm phán phải có trình độ đại học luật. Chính do tính đặc thù của việc hình thành đội ngũ thẩm phán ở nước ta mà cách đây khá lâu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải ban hành một nghị quyết gần như trái với qui định trên: cho các thẩm phán được nợ bằng cấp nhưng phải thanh toán nợ trong nhiệm kỳ đầu. Nhưng, đó là chuyện trong quá khứ, còn hiện nay, yêu cầu bắt buộc là tất cả các thẩm phán không chỉ có bằng đại học luật mà còn phải có kỹ năng xét xử các loại án, bởi kỹ năng của thẩm phán chiếm 50% thành công khi giải quyết án như khẳng định của thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.Hồ Chí Minh.
Nói đến tiêu chuẩn bằng cấp, không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất của thẩm phán. Nhưng đạo đức của thẩm phán chính là xét xử đúng pháp luật, một việc cần phải được rèn luyện thông qua nghiệp vụ chuyên môn. Chúng ta không dựa vào bằng cấp một cách máy móc, nhưng chúng ta cũng không thể tiếp tục chấp nhận việc thẩm phám học tập qua quít, để rồi ở những năm đầu của thế kỷ 21, nước ta vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ thẩm phán không đạt chuẩn mực tối thiểu về kiến thức pháp lý. Cũng có ý kiến cho rằng trình độ của người có bằng cấp chưa chắc đã hơn người chưa có bằng cấp. Xét từng trường hợp cá biệt thì có thể như vậy, nhưng nếu xét tổng thể thì lập luận này không đứng vững được.
Bổ sung đội ngũ thẩm phán là vấn đề cấp bách nhưng phải bằng con đường đào tạo. Nếu sửa cái gì đó về thẩm phán thì chính là sửa bằng con đường chuyên môn hóa chứ không phải bằng viêc hạ thấp tiêu chuẩn thẩm phán. Chúng ta hiện có nhiều địa chỉ đào tạo cử nhân luật, cơ sở để bồi dưỡng, đề bạt những thẩm phán cho ngành tòa án như các Trường đại học Luật Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Huế và đặc biệt là Học viện Tư pháp-nơi đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác. Thế nhưng, theo một lãnh đạo của TANDTC, cách đào tạo đại học luật chúng ta hiện vẫn còn nặng về lý luận, ít kiến thức thực tiễn, vậy nên trong đào tạo thời gian tới phải chú trọng hơn về nghiệp vụ cũng như kỹ năng, kỹ xảo xử án.
Chúng ta vẫn thường nói đến nguy cơ tụt hậu trong mối so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thật ra, chúng ta còn tụt hậu ngay cả với với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay. Bao giờ thì cơ quan tư pháp mới ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đặt ra? Chỉ khi trả lời được câu hỏi này, ngành tòa án mới khắc phục được tình trạng yếu và thiếu thẩm phán tồn tại dai dẳng từ những năm qua.
Dư luận ngạc nhiên bởi ngay chính các vị thẩm phán còn không hiểu nổi bản án do chính mình tuyên thì làm sao bản án đó được thực thi trong thực tế. Chất lượng thẩm phán quả là đang có vấn đề.
Sự nghiệp đổi mới, tình hình mở cửa, Nhà nước pháp quyền và nhất là dân trí hiện nay không chấp nhận người cầm cán cân công lý mà không được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ, chuyên môn. Không phải ngẫu nhiên mà các văn bản pháp luật qui định thẩm phán phải có trình độ đại học luật. Chính do tính đặc thù của việc hình thành đội ngũ thẩm phán ở nước ta mà cách đây khá lâu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải ban hành một nghị quyết gần như trái với qui định trên: cho các thẩm phán được nợ bằng cấp nhưng phải thanh toán nợ trong nhiệm kỳ đầu. Nhưng, đó là chuyện trong quá khứ, còn hiện nay, yêu cầu bắt buộc là tất cả các thẩm phán không chỉ có bằng đại học luật mà còn phải có kỹ năng xét xử các loại án, bởi kỹ năng của thẩm phán chiếm 50% thành công khi giải quyết án như khẳng định của thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.Hồ Chí Minh.
Nói đến tiêu chuẩn bằng cấp, không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất của thẩm phán. Nhưng đạo đức của thẩm phán chính là xét xử đúng pháp luật, một việc cần phải được rèn luyện thông qua nghiệp vụ chuyên môn. Chúng ta không dựa vào bằng cấp một cách máy móc, nhưng chúng ta cũng không thể tiếp tục chấp nhận việc thẩm phám học tập qua quít, để rồi ở những năm đầu của thế kỷ 21, nước ta vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ thẩm phán không đạt chuẩn mực tối thiểu về kiến thức pháp lý. Cũng có ý kiến cho rằng trình độ của người có bằng cấp chưa chắc đã hơn người chưa có bằng cấp. Xét từng trường hợp cá biệt thì có thể như vậy, nhưng nếu xét tổng thể thì lập luận này không đứng vững được.
Bổ sung đội ngũ thẩm phán là vấn đề cấp bách nhưng phải bằng con đường đào tạo. Nếu sửa cái gì đó về thẩm phán thì chính là sửa bằng con đường chuyên môn hóa chứ không phải bằng viêc hạ thấp tiêu chuẩn thẩm phán. Chúng ta hiện có nhiều địa chỉ đào tạo cử nhân luật, cơ sở để bồi dưỡng, đề bạt những thẩm phán cho ngành tòa án như các Trường đại học Luật Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Huế và đặc biệt là Học viện Tư pháp-nơi đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác. Thế nhưng, theo một lãnh đạo của TANDTC, cách đào tạo đại học luật chúng ta hiện vẫn còn nặng về lý luận, ít kiến thức thực tiễn, vậy nên trong đào tạo thời gian tới phải chú trọng hơn về nghiệp vụ cũng như kỹ năng, kỹ xảo xử án.
Chúng ta vẫn thường nói đến nguy cơ tụt hậu trong mối so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thật ra, chúng ta còn tụt hậu ngay cả với với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay. Bao giờ thì cơ quan tư pháp mới ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đặt ra? Chỉ khi trả lời được câu hỏi này, ngành tòa án mới khắc phục được tình trạng yếu và thiếu thẩm phán tồn tại dai dẳng từ những năm qua.
NGUYỄN TRIỆU HẢI
Nguồn:
No comments:
Post a Comment