Tuesday, May 14, 2013

Cứu lấy VQG Tràm Chim, Cứu lấy Sếu đầu đỏ, SOS!

SCT-Người ta có thể cấp cho những dự-án siêu hoang tưởng hàng ngàn hécta đất cũng như hàng trăm ha rừng nguyên sinh, rừng của khu bảo tồn thiên nhiên hay rừng đặc dụng  http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/nhiet-dien-kien-luong-5-nam-van-la-khu-dat-hoang-vu
Nhưng lại quên không chừa cho Bầy sếu dù chỉ là 1 mảnh đất nho -nhỏ ...?
Những dự án xi măng tại đây đã phá tan những quả núi đá vôi ngản năm __ Cuối cùng thì nhà máy nhiệt điện ngắc ngứ vì thiếu vốn , nhà máy xi măng ngắc ngoải vì ế ẩm , các đầm nuôi tôm thì bị chết dịch vì ô nhiễm .... Các cánh đồng năng thì bị phá tan tành , người ta còn đào lật cả những bãi cỏ năng ngút ngàn lên lên để lấy than bùn __ Ô hô !! Ai tai !! Thương thay cho bầy sếu ....

Chung tay cuu loai seu dau do, cuu lay moi truong song, cuu lay me thien nhien, cuu lay ngoi nha xanh chung, cuu lay chinh ta.

Phát triển du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim
images
Thời gian qua, hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương và làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vì thế, cần có những giải pháp thiết thực và mang tính cấp bách để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động du lịch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQG Tràm Chim.
Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Tràm Chim
VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.612ha. Đây là một trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, có nhiều loại chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - một loại chim quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Vùng đất này có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú.
Mang đặc thù "sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng", song khí hậu, thổ nhưỡng nơi này rất lý tưởng, là môi trường sống phù hợp của các loài cá, gần 400 loài động vật nổi, động vật đáy và hơn 200 loài chim, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có 16 loài quý hiếm như ô tác, te vàng, già đãy, choi choi… Nổi bật hơn hết là nét đẹp thuần khiết của sen trắng, sen hồng, sen nửa trắng nửa hồng, bông súng, lúa trời, năng, lác, rau muống đồng...
Ở đây, loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái kết hợp tham quan nghiên cứu khoa học, thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các điểm tham quan trong khu du lịch được đầu tư chưa tốt, trong tương lai VQG Tràm Chim cần có sự đầu tư nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Cơ sở lưu trú tại khu du lịch VQG Tràm Chim còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Hiện mới chỉ có 8 phòng phục vụ du khách trong khu du lịch và một số ít nhà nghỉ ở thị trấn Tràm Chim dùng để phục vụ khách khi cần. Hầu như chưa có nhà hàng chuyên phục vụ cho khách du lịch, chỉ một số người dân biết nấu nướng thì mở một số tiệm ăn nhỏ để phục vụ du khách.
Hệ thống giao thông của khu vực VQG Trà Chim chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Đường vào khu du lịch còn nhỏ, hẹp chưa đạt tiêu chuẩn, tuy là xe bốn bánh vào được nhưng vẫn còn hạn chế. Ở đây sử dụng đường thủy là chính, hệ thống kênh đào đảm bảo được cho giao thông thủy quanh năm. Hầu hết các tuyến điện thoại và những trung tâm phát sóng của một số mạng điện thoại di động đều đi qua các vùng đệm VQG nhưng tỷ lệ người dân sử dụng còn hạn chế. Hệ thống điện ở VQG Tràm Chim tuy đã góp phần phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch nhưng đôi lúc vẫn chưa đủ mạnh để phục vụ cho khu du lịch một cách tốt nhất. Đa số cộng đồng dân cư tại VQG Tràm Chim còn thiếu nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Hiện nay, VQG Tràm Chim có trên 60 nhân viên phục vụ ở các vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch tại VQG còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ...
Bên cạnh đó, VQG Tràm Chim đang phải đối mặt với một số khó khăn như: áp lực của cộng đồng nghèo sống xung quanh VQG Tràm Chim đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQG ngày càng lớn; vấn đề quản lý thủy văn cho phù hợp với nhu cầu của hệ sinh thái đất ngập nước, trong bối cảnh chế độ thủy văn của toàn vùng Đồng Tháp Mười đã thay đổi do sự phát triển hệ thống kênh đào rộng khắp;    sự xâm lấn của các loài ngoại lai xâm hại, nếu không kiểm soát được có thể dẫn đến sự đa dạng sinh học sẽ mất đi.
Giải pháp phát triển du lịch VQG Tràm Chim
Về sản phẩm du lịch, hiện tại, VQG Tràm Chim đang chuẩn bị khai thác các tuyến điểm du lịch kết hợp nhằm tạo sự hấp dẫn đối với du khách như: làm chợ nổi trên sông chuyên bán các loại động, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười như rắn, chuột, các loại cá, bông điên điển, bông súng...; mở những gian hàng trên sông bán bưu ảnh, tranh, lịch, tài liệu lịch sử khoa học mang tên “Tràm Chim Tam Nông”... Trong thời gian tới, Ban Quản lý VQG Tràm Chim cần đầu tư phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phát triển các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nhất là các món ăn đặc sản của vùng, các trò chơi sông nước như du thuyền, bơi thuyền, câu cá, chế biến tại chỗ, đặc biệt là thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử... nhằm tăng thời gian lưu trú cho khách du lịch.
Về đầu tư, để phát triển du lịch tại VQG Tràm Chim, rất cần sự đầu tư của các dự án liên quan đến phát triển cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt cần chú trọng đến vấn đề cung cấp nước sạch cho khu du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí về tác động môi trường, tránh làm tổn hại đến hệ sinh thái của VQG, vừa phải đáp ứng được nhu cầu của du khách.  
Về nhân lực, cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ trong thời gian tới. Mặt khác, chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực tại VQG Tràm Chim nói chung và phục vụ du lịch nói riêng cần sớm được nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nguồn nhân lực tham gia giao lưu với các khu bảo tồn, VQG có cùng chức năng ở các địa phương khác để giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, như thế chất lượng nguồn nhân lực sẽ sớm được cải thiện.
Về môi trường, thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục về môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội đoàn thể địa phương... để cộng đồng địa phương hiểu được sự biến đổi của môi trường theo chiều hướng xấu đi phần lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch khi đến VQG để cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường.
Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế phối hợp an toàn, an ninh và du lịch trong các cơ sở lưu trú, đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách tại các điểm du lịch, trong quá trình vận chuyển và phục vụ du khách. Phối hợp tốt với các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn và đảm bảo văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
 Việc phát triển du lịch tại VQG Tràm Chim không những góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương mà còn bảo tồn và phát huy nguồn tài sản thiên nhiên vô giá của đất nước. Vì thế, rất cần sự chung tay của người dân bản địa, Ban Quản lý VQG, các cơ quan, ban, ngành hữu quan để các giải pháp được triển khai một cách đồng bộ.
Nguồn: VTR

riển lãm ảnh môi trường “Sếu đầu đỏ”
images
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, ngày 22/04, tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang), Thông tấn xã Việt Nam đã phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Ban tổ chức Festival Trái cây Việt Nam lần thứ I long trọng tổ chức triển lãm ảnh môi trường mang chủ đề “Sếu đầu đỏ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc.
Với 60 tấm ảnh nghệ thuật thể hiện sinh động về loài sếu đầu đỏ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc đã mang lại cho người xem những cảm giác đầy thích thú về đời sống hoang dã của một trong những loài chim lớn kỳ bí nhất được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
Những bức ảnh nghệ thuật tiêu biểu về sếu của ông như: Ngày hội sếu đầu xuân, Sếu ăn gần nhà, Cảnh giác khi có tiếng lạ, Hạnh phúc, Sếu ăn sáng, Hoàng hôn sếu bay đi tìm chỗ ngủ qua đêm, Bay qua mặt trời và đáp xuống bãi ăn..., không chỉ được mọi người thích thú quan tâm mà còn cung cấp lượng thông tin lớn và góc nhìn đầy tính nhân văn về cuộc sống hoang dã cũng như góp thêm một tiếng nói nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên Việt Nam.
Các tấm ảnh trên được trích trong bộ sưu tập hàng ngàn bức ảnh chụp sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) của nhiếp ảnh gia Minh Lộc, qua hàng chục năm lặn lội săn lùng, tìm kiếm, chọn góc độ thể hiện.
Triển lãm ảnh nghệ thuật về môi trường lần này là một trong những sự kiện được mọi người hết sức quan tâm tại Festival Trái cây Việt Nam lần thứ I.

Nguồn: TTXVN

No comments:

Post a Comment