Monday, April 1, 2013

Tình yêu dành cho Đất Mẹ, cho Mẹ Thiên Nhiên


Tình yêu dành cho Đất Mẹ
không còn là ý niệm về môi trường
Thiền sư Nhất Hạnh lý giải vì sao chánh niệm và một cuộc cách mạng tâm linh - chứ không phải cách mạng kinh tế - là những nhân tố cần thiết cho quá trình bảo vệ thiên nhiên và hạn chế biến đổi khí hậu.
Thiền sư Nhất Hạnh cho rằng một cuộc cách mạng tâm linh là rất cần thiết khi chúng ta đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức của môi trường.
Thiền sư Nhất Hạnh có 70 năm kinh nghiệm thực tập thiền và chánh niệm và từ Thầy tỏa ra một sự bình an và tĩnh lặng lạ thường. Đây là con người đang sống những gì mình nói, con người được giới Phật tử coi như một vị Bồ Tát, con người không ngừng tìm kiếm cách thức tốt nhất để giúp người và bảo vệ môi trường sống. 
Ngay từ những ngày tháng trực tiếp sống và đối mặt với cuộc chiến thảm khốc tại Việt Nam, vị Thầy hiện đã 86 tuổi này đã phát nguyện cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp hòa bình, hòa giải xung đột. Năm 1967, Mục sư Martin Luther King đã đề cử Thầy cho giải Nobel Hòa Bình vì theo Mục sư “những ý tưởng của Thầy về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ dựng lên một lâu đài vĩ đại và  bất hủ cho tiến trình hòa hợp tôn giáo, cho tình huynh đệ thế giới, cho nhân loại”.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những năm gần đây, Thầy không chỉ chú trọng tới việc hòa giải xung đột trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn hướng sự quan tâm tới hành tinh xanh (ngôi nhà xanh, mái nhà xanh chung) của chúng ta – nơi nương náu của mọi loài.
Thầy, như hàng ngàn thiền sinh và đệ tử vẫn gọi, thấy rằng sự thiếu vắng ý nghĩa và sự gắn bó trong cuộc sống con người là nguyên nhân khiến chúng ta trở thành con nghiện của chủ nghĩa tiêu thụ và chúng ta cần phải nhận ra và ứng phó với những áp lực chúng ta đang gây cho Trái đất nếu nhân loại muốn sống sót.
Điều mà đạo Bụt có thể đóng góp là nhận diện rằng tất cả chúng ta đang đau khổ và con đường thoát khổ là trực tiếp đối mặt, hơn là tìm cách trốn tránh hay bỏ qua nó bằng việc mua sắm, giải trí, công việc hay chăm chút làm đẹp cơ thể. Những ham muốn danh vọng, giàu sang, quyền lực và tình dục chỉ có tác dụng tạo nên ảo giác về hạnh phúc mà kết cục là chỉ làm trầm trọng thêm những cảm giác cô lập, trống trải.
Thầy lấy ví dụ câu chuyện của một tỷ phú điều hành một trong những tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ. Ông này tới tham dự một khóa tu với Thầy và kể về khổ đau của ông, những lo lắng và nghi ngờ, nghĩ rằng mọi người đều muốn qua mặt ông và ông chẳng có ai làm bạn. 
Trong một cuộc phỏng vấn tại Làng Mai – trung tâm thiền tập của Thầy ở gần Bordeaux, Thầy chỉ rõ tại sao chúng ta lại cần một cuộc cách mạng tâm linh khi phải đối mặt với những thách thức môi trường đa dạng.
Trong khi các chuyên gia tập trung chỉ ra sự phức tạp và khó khăn vô vàn của vấn đề, từ sự phá hủy của hệ sinh thái tới nạn tuyệt chủng của hàng triệu loài sinh vật, Thầy nhìn xuyên suốt và thấy được nút thắt của vấn đề mà chỉ cần một lát dao bén là có thể tháo gỡ.
 
Vượt lên trên ý niệm “môi trường”
Thầy tin rằng chúng ta phải vượt thoát ý niệm ta đang nói về môi trường, vì điều này khiến mọi người cảm thấy bản thân mình và Trái Đất là 2 thực thể riêng biệt và nhìn hành tinh này dưới góc độ hành tinh này làm được gì cho con người. 
Chỉ khi ta công nhận rằng con người và hành tinh này hoàn toàn là một và đồng nhất thì sự thay đổi mới có thể xảy ra.
“Bạn đang mang Mẹ Đất trong bạn. Mẹ Đất không ở bên ngoài. Mẹ Đất không chỉ là môi trường” – Thầy nói. “Với tuệ giác tương tức đó, chúng ta mới có thể thực sự truyền thông với Đất Mẹ, mà đó là hình thức cầu nguyện tối ưu nhất. Trong mối tương quan đó, bạn có đủ tình thương, sức mạnh và sự thức tỉnh để thay đổi cuộc sống của bạn. Nói tới thay đổi, không phải là thay đổi mọi thứ bên ngoài ta. Trước hết, chúng ta cần có chánh kiến – cái thấy đúng – vượt thoát mọi ý niệm kể cả ý niệm về tồn tại và không tồn tại, về tạo hóa và tạo vật, về tâm và vật. Tuệ giác đó rất cần cho sự chuyển hóa và chữa lành. Chúng ta sợ hãi, xa cách, thù hận, sân giận là do cái thấy sai lầm cho rằng chúng ta và Trái Đất là 2 thực thể riêng biệt, Trái Đất chỉ là môi trường. Chúng ta coi mình là tâm điểm và muốn làm điều gì đó cho Trái Đất để chúng ta có thể sống sót. Đó là cái thấy nhị nguyên. Vậy thì hãy thở vào, ý thức cơ thể bạn và nhìn sâu vào cơ thể để thấy rằng bạn là Trái Đất và tâm thức bạn cũng là tâm thức của Trái Đất. Không chặt phá rừng, không làm ô nhiễm nguồn nước – như vậy chưa đủ.”
 
Gán cho thiên nhiên một giá trị kinh tế là chưa đủ
Mùa xuân này Thầy sẽ tới nước Anh để hướng dẫn một khóa tu 5 ngày và một hội thảo về chánh niệm trong lĩnh vực giáo dục. Thầy nói hiện nay trong giới kinh tế và kinh doanh xuất hiện trào lưu cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ hành tinh là gán cho môi trường thiên nhiên một giá trị kinh tế, như vậy chẳng khác nào bịt miếng băng cá nhân lên vết thương hở. 
“Tôi không nghĩ là biện pháp đó có tác dụng. Chúng ta cần một sự thức tỉnh và giác ngộ thực sự để thay đổi cách nghĩ và cách nhìn sự việc của chúng ta.”
Thay đổi tận gốc chỉ diễn ra khi chúng ta thương yêu trái đất, thay vì ra giá cho những khu rừng và thảm san hô. “Trái Đất không thể được miêu tả bằng ý niệm vật chất hay tinh thần. Vật chất và tinh thần chỉ là khái niệm, là 2 mặt của cùng một thực tại. Cây tùng đó không chỉ là vật chất đơn thuần, vì trong nó có chứa cái thấy biết của nó. Một hạt bụi không chỉ là vật chất bởi từng nguyên tử trong hạt bụi đều là một thực thể sống và có trí thông minh. Khi ta nhận ra những đức hạnh, tài năng và vẻ đẹp của Mẹ Đất, có một điều gì đó nảy sinh trong ta, điều gì đó như là sự gắn bó, tình thương đã được sinh ra. Chúng ta muốn được gắn bó, đó là ý nghĩa của tình thương – muốn được là một. Khi ta thương một người, ta muốn nói ta cần người đó, ta muốn nương tựa vào người đó. Ta làm tất cả vì lợi ích của Đất Mẹ và Đất Mẹ sẽ làm tất cả cho sự an vui của chúng ta.”
Trong thế giới kinh doanh, Thầy lấy ví dụ  của Yvon Chouinard, người sáng lập và sở hữu của công ty may mặc Patagonia. Ông đã kết hợp giữa việc phát triển một sự nghiệp kinh doanh thành công với sự thực tập chánh niệm và từ bi. Thầy khẳng định: “Làm giàu theo cách không tàn phá, đề cao công bằng xã hội và sự thấu hiểu, giảm thiểu khổ đau đang tồn tại quanh ta là điều có thể thực hiện được. Nhìn cho sâu, ta thấy ta có thể làm việc trong thế giới kinh doanh theo cách mang lại nhiều hạnh phúc cho ta và cho người khác. Công việc của ta có ý nghĩa.”
Thầy, người đã viết hơn 100 cuốn sách, đề xuất rằng sự thiếu gắn kết với nhịp điệu tự nhiên của Đất Mẹ là nguyên nhân đằng sau rất nhiều căn bệnh thời đại và cũng giống như thói quen tư duy luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình về những bất hạnh của bản thân, thậm chí sẽ còn rất nhiều những lời đổ tội nặng nề hơn nữa cho Đất Mẹ một cách vô thức.
Trong bài viết mới, Lời Khấn Nguyện Đất Mẹ, Thầy viết “Trong chúng con, có những người oán hận Mẹ vì mẹ đã sinh ra họ và làm họ khổ, đó là bởi vì họ chưa hiểu được Mẹ và chưa biết trân quí Mẹ.”
 
Chánh niệm giúp gắn bó loài người với Đất Mẹ
Thầy đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng tỏ chánh niệm có thể giúp loài người gắn bó trở lại với Đất Mẹ bằng cách sống chậm lại và trân quí tất cả những món quà mà Đất Mẹ có thể hiến tặng chúng ta.
“Rất nhiều người đau khổ cùng cực mà không biết là mình đang khổ. Họ cố gắng che đậy nỗi khổ đau của mình bằng cách bận rộn. Nhiều người ốm đau bệnh tật chỉ vì xa lánh Đất Mẹ. Thực tập chánh niệm giúp chúng ta tiếp xúc được với Đất Mẹ đã có sẵn trong thân thể mỗi chúng ta và sự thực tập này có thể giúp chữa lành bệnh tật. Quá trình trị liệu, chữa lành cho con người phải được tiến hành đồng thời với việc chữa lành cho Đất Mẹ. Đây là tuệ giác và ai cũng có thể thực tập. Sự giác ngộ này quyết định cho sự tỉnh thức cộng đồng. Trong Đạo Phật, thiền là một hành động giác ngộ, tỉnh ngộ ra rằng trái đất và mọi loài đang trong tình trạng nguy hiểm.”
Thầy lấy một ví dụ rất đơn giản và bình dị, là việc uống một ly trà cũng có thể giúp chuyển hóa cuộc đời một con người nếu người đó thực sự chú tâm khi làm điều đó.
“Khi có chánh niệm, tôi thưởng thức ly trà của tôi sâu sắc hơn.” Thầy nói và rót cho mình một ly trà rồi chậm rãi nhấp ngụm đầu tiên. “Tôi có mặt hoàn toàn bây giờ và ở đây, không bị cuốn đi bởi sợ hãi, buồn đau, những dự án, quá khứ và tương lai. Tôi có mặt cho sự sống. Khi ta uống trà, đó là giây phút màu nhiệm. Ta không cần nhiều quyền lực hay danh vọng hay tiền bạc để có thể hạnh phúc. Chánh niệm có thể giúp ta hạnh phúc trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Mỗi giây phút đều là giây phút hạnh phúc. Mình hãy thực tập và làm gương để người khác cùng thực tập theo. Bạn hãy thử dành ra vài phút để thực chứng chân lý.”
 
Cần phải giải quyết cơn giận trong tự thân
trước khi muốn trở thành một nhà hoạt động xã hội hiệu quả
Trong hàng thập kỷ qua, Thầy đã dày công phát triển dòng Đạo Bụt Dấn Thân mà nền tảng là sự thực tập 5 nguyên tắc đạo đức – 5 phép thực tập chánh niệm hay còn gọi là 5 Giới – rất rõ ràng và quan trọng đối với việc giải quyết công bằng xã hội. 
Tuy nhiên, Thầy nhấn mạnh, nếu các nhà hoạt động xã hội và môi trường muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên họ cần phải giải quyết cơn giận trong họ đã. Chỉ khi nào ta phát khởi được tình thương và lòng từ bi đối với chính bản thân mình thì ta mới có khả năng đối mặt với những lực lượng mà ta qui trách nhiệm đang làm ô nhiễm biển và chặt phá rừng.
“Trong Đạo Bụt có khái niệm hành vi cộng đồng. Đôi khi có điều gì đó sai lầm đang diễn ra trên thế giới nhưng ai cũng nghĩ rằng đó là chuyện của người khác, người khác đang làm điều đó chứ không phải ta. Nhưng bằng cách ta sống hàng ngày, ta cũng đang góp phần vào sai lầm đó. Nếu ta có khả năng hiểu ra sự thật đó, rằng không chỉ ta đang khổ mà người khác cũng đang khổ thì đó đã là một tuệ giác. Khi ta thấy ai đó đang khổ, ta không muốn trừng phạt hay lên án người đó, mà ta muốn giúp người đó bớt khổ. Nhưng nếu chính ta đang đầy sợ hãi, giận hờn, vô minh và đau khổ thì ta làm sao giúp được người khác. Khi ta không khổ nhiều, ta nhẹ nhàng hơn, tươi cười hơn, ai cũng dễ chịu khi ở gần ta và ta ở vị thế có thể giúp người khác. Những nhà hoạt động và tranh đấu cần phải thực tập tâm linh để có khả năng nuôi dưỡng hạnh phúc, xử lý khổ đau và giúp người bớt khổ, và như vậy công việc phụng sự thế giới của họ mới có hiệu quả. Nếu trong ta còn đầy giận dữ và bất mãn thì ta không thể làm được gì nhiều.”
 
Tiếp xúc “Bản môn”
Điểm chính trong bài giảng của Thầy là, trong khi chúng ra cần sống và hoạt động trong thế giới nhị nguyên thì ta cũng rất cần hiểu rằng hạnh phúc và an lạc của chúng ta nằm ở việc nhận diện “bản môn” (bản chất). Đây là điều rất quan trọng. “Nếu ta có khả năng tiếp xúc sâu sắc với tích môn (hiện tượng) – một chiếc lá, một bông hoa, một viên sỏi, một tia nắng, một con chim, ngọn núi, dòng sông và chính thân thể ta – thì khi đó ta cũng đang tiếp xúc được với bản môn. Bản môn không thể được diễn tả là con người hay phi con người, là vật chất hay tinh thần, chủ thể và đối tượng nhận thức. Ta chỉ có thể nói rằng nó luôn luôn tỏa sáng và tự tỏa sáng. Tiếp xúc với bản môn, ta cảm thấy hạnh phúc, thoải mái như con chim tự do trên bầu trời, như con nai được tự do trên đồng cỏ. Ta biết rằng ta không cần phải tìm kiếm bản môn ở nơi nào đó ngoài ta, bản môn luôn có đó, trong ta và trong mỗi phút giây.
Trong khi tin rằng có phương cách tạo ra một mối quan hệ hòa hợp hơn giữa loài người và trái đất, Thầy cũng nhận ra một hiểm họa thực sự, là việc con người vẫn sẽ tiếp tục lối sống tàn phá và nền văn minh này sẽ tới ngày sụp đổ.
Thầy nói tất cả những gì chúng ta cần làm là thấy những phản ứng của thiên nhiên đối với những loài khác đang vượt ngoài tầm kiểm soát. “Khi nhu yếu sinh tồn bị thay thế bởi lòng tham lam và ngạo mạn, bạo động sẽ phát sinh và luôn đưa tới những hủy diệt không đáng có. Chúng ta đã học bài học rằng gây ra bạo lực cho chính loài người và mọi loài cũng chính là đang bạo lực với chính ta và khi ta biết bảo hộ mọi loài thì ta cũng đang bảo hộ chính ta.”
 
Lạc quan trước nguy cơ thảm họa
Trong thần thoại Hy Lạp, khi Pandora mở hộp quà, tất cả tai họa được thoát ra ngoài và tràn xuống trái đất. Chỉ có một thứ còn xót lại, đó là “hy vọng”.
Thầy rất rõ ràng khi khẳng định duy trì niềm lạc quan là điều rất cần thiết nếu chúng ta muốn tìm cách thoát khỏi nguy cơ hủy diệt do thay đổi khí hậu mà kéo theo đó là những biến động xã hội tiêu cực.
Tuy nhiên, Thầy không ngây thơ, và nhận ra những lực lượng hùng mạnh vẫn đang tiếp tục không ngừng trừng phạt chúng ta và đẩy loài người tới bờ vực thẳm.
Trong cuốn sách nổi tiếng viết về môi trường, cuốn The World We Have, Thầy viết: “Chúng ta đã hủy diệt một hệ thống mà ta không thể làm chủ. Hệ thống đó đang quay lại đè nặng lên chúng ta, khiến chúng ta trở thành nô lệ và nạn nhân của nó.
Chúng ta tạo nên một xã hội mà người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi, và trong đó chúng ta bị những vấn đề cá nhân trước mắt kéo đi khiến ta không còn khả năng ý thức những gì đang xảy ra với phần còn lại của nhân loại và với trái đất.
Tôi liên tưởng tới hình ảnh một đàn gà con trong một cái chuồng đang tranh giành nhau vài hạt thóc mà không biết rằng tất cả sẽ bị giết chỉ trong vài giờ nữa.
Xem Video Jo Confino phỏng vấn Thầy  đây.
Để biết thêm thông tin về chuyến viếng thăm của Thầy tới Anh mùa xuân này, trong đó có một buổi thiền tập tại Trafalgar Square, một bài pháp thoại tại Royal Festival Hall, một khóa tu 5 ngày và một hội thảo 3 ngày về giáo dục, xin mời ghé thăm trang web Cooling the Flames
--------------------------------
Beyond environment:

falling back in love with Mother Earth

Zen master Thich Nhat Hanh explains why mindfulness and a spiritual revolution rather than economics is needed to protect nature and limit climate change
 Zen master Thich Nhat Hanh says a spiritual revolution is needed if we are going to confront the environmental challenges that face us. Photograph: Plum Village
Zen master Thich Nhat Hanh has been practising meditation and mindfulness for 70 years and radiates an extraordinary sense of calm and peace. This is a man who on a fundamental level walks his talk, and whom Buddhists revere as a Bodhisattva; seeking the highest level of being in order to help others.
Ever since being caught up in the horrors of the Vietnam war, the 86-year-old monk has committed his life to reconciling conflict and in 1967 Martin Luther King nominated him for the Nobel Peace Prize, saying "his ideas for peace, if applied, would build a monument to ecumenism, to world brotherhood, to humanity."
So it seems only natural that in recent years he has turned his attention towards not only addressing peoples' disharmonious relationships with each other, but also with the planet on which all our lives depend.
Thay, as he is known to his many thousands of followers, sees the lack of meaning and connection in peoples' lives as being the cause of our addiction to consumerism and that it is vital we recognise and respond to the stress we are putting on Earth if civilisation is to survive.
What Buddhism offers, he says, is the recognition that we all suffer and the way to overcome that pain is to directly confront it, rather than seeking to hide or bypass it through our obsession with shopping, entertainment, work or the beautification of our bodies. The craving for fame, wealth, power and sex serves to create only the illusion of happiness and ends up exacerbating feelings of disconnection and emptiness.
Thay refers to a billionaire chief executive of one of America's largest companies, who came to one of his meditation courses and talked of his suffering, worries and doubts, of thinking everyone was coming to take advantage of him and that he had no friends.
In an interview at his home and retreat centre in Plum Village, near Bordeaux, Thay outlines how a spiritual revolution is needed if we are going to confront the multitude of environmental challenges.
While many experts point to the enormous complexity and difficulty in addressing issues ranging from the destruction of ecosystems to the loss of millions of species, Thay sees a Gordian Knot that needs slicing through with a single strike of a sharp blade.
Move beyond concept of the "environment"
He believes we need to move beyond talking about the environment, as this leads people to experience themselves and Earth as two separate entities and to see the planet in terms only of what it can do for them.
Change is possible only if there is a recognition that people and planet are ultimately one and the same.
"You carry Mother Earth within you," says Thay. "She is not outside of you. Mother Earth is not just your environment.
"In that insight of inter-being, it is possible to have real communication with the Earth, which is the highest form of prayer. In that kind of relationship you have enough love, strength and awakening in order to change your life.
"Changing is not just changing the things outside of us. First of all we need the right view that transcends all notions including of being and non-being, creator and creature, mind and spirit. That kind of insight is crucial for transformation and healing.
"Fear, separation, hate and anger come from the wrong view that you and the earth are two separate entities, the Earth is only the environment. You are in the centre and you want to do something for the Earth in order for you to survive. That is a dualistic way of seeing.
"So to breathe in and be aware of your body and look deeply into it and realise you are the Earth and your consciousness is also the consciousness of the earth. Not to cut the tree not to pollute the water, that is not enough."
Putting an economic value on nature is not enough
Thay, who will this spring be in the UK to lead a five-day retreat as well as a mindfulness in education conference, says the current vogue in economic and business circles that the best way to protect the planet is by putting an economic value on nature is akin to putting a plaster on a gaping wound.
"I don't think it will work," he says. "We need a real awakening, enlightenment, to change our way of thinking and seeing things."
Rather than placing a price tag of our forests and coral reefs, Thay says change will happen on a fundamental level only if we fall back in love with the planet: "The Earth cannot be described either by the notion of matter or mind, which are just ideas, two faces of the same reality. That pine tree is not just matter as it possesses a sense of knowing. A dust particle is not just matter since each of its atoms has intelligence and is a living reality.
"When we recognise the virtues, the talent, the beauty of Mother Earth, something is born in us, some kind of connection, love is born.
"We want to be connected. That is the meaning of love, to be at one. When you love someone you want to say I need you, I take refuge in you. You do anything for the benefit of the Earth and the Earth will do anything for your wellbeing."
In the world of business, Thay gives the example of Yvon Chouinard, founder and owner of outdoor clothing company Patagonia, who combined developing a successful business with the ractice of mindfulness and compassion: "It's possible to make money in a way that is not destructive, that promotes more social justice and more understanding and lessens the suffering that exists all around us," says Thay.
"Looking deeply, we see that it's possible to work in the corporate world in a way that brings a lot of happiness both to other people and to us ... our work has meaning."
Thay, who has written more than 100 books, suggests that the lost connection with Earth's natural rhythm is behind many modern sicknesses and that, in a similar way to our psychological pattern of blaming our mother and father for our unhappiness, there is an even more hidden unconscious dynamic of blaming Mother Earth.
In a new essay, Intimate Conversation with Mother Earth, he writes: "Some of us resent you for giving birth to them, causing them to endure suffering, because they are not yet able to understand and appreciate you."
How mindfulness can reconnect people to Mother Earth
He points to increasing evidence that mindfulness can help people to reconnect by slowing down and appreciating all the gifts that the earth can offer.
"Many people suffer deeply and they do not know they suffer," he says. "They try to cover up the suffering by being busy. Many people get sick today because they get alienated from Mother Earth.
"The practice of mindfulness helps us to touch Mother Earth inside of the body and this practice can help heal people. So the healing of the people should go together with the healing of the Earth and this is the insight and it is possible for anyone to practice.
"This kind of enlightenment is very crucial to a collective awakening. In Buddhism we talk of meditation as an act of awakening, to be awake to the fact that the earth is in danger and living species are in danger."
Thay gives the example of something as simple and ordinary as drinking a cup of tea. This can help transform a person's life if he or she were truly to devote their attention to it.
"When I am mindful, I enjoy more my tea," says Thay as he pours himself a cup and slowly savours the first sip. "I am fully present in the here and now, not carried away by my sorrow, my fear, my projects, the past and the future. I am here available to life.
"When I drink tea this is a wonderful moment. You do not need a lot of power or fame or money to be happy. Mindfulness can help you to be happy in the here and now. Every moment can be a happy moment. Set an example and help people to do the same. Take a few minutes in order to experiment to see the truth."
Need to deal with ones own anger to be an effective social activist
Thay has over many years developed the notion of applied Buddhism underpinned by a set of ethical practices known as the five mindfulness trainings, which are very clear on the importance of tackling social injustice.
However, if social and environmental activists are to be effective, Thay says they must first deal with their own anger. Only if people discover compassion for themselves will they be able to confront those they hold accountable for polluting our seas and cutting down our forests.
"In Buddhism we speak of collective action," he says. "Sometimes something wrong is going on in the world and we think it is the other people who are doing it and we are not doing it.
"But you are part of the wrongdoing by the way you live your life. If you are able to understand that, not only you suffer but the other person suffers, that is also an insight.
"When you see the other person suffer you will not want to punish or blame but help that person to suffer less. If you are burdened with anger, fear, ignorance and you suffer too much, you cannot help another person. If you suffer less you are lighter more smiling, pleasant to be with, and in a position to help the person.
"Activists have to have a spiritual practice in order to help them to suffer less, to nourish the happiness and to handle the suffering so they will be effective in helping the world. With anger and frustration you cannot do much."
Touching the "ultimate dimension"
Key to Thay's teaching is the importance of understanding that while we need to live and operate in a dualistic world, it is also vital to understand that our peace and happiness lie in the recognition of the ultimate dimension: "If we are able to touch deeply the historical dimension – through a leaf, a flower, a pebble, a beam of light, a mountain, a river, a bird, or our own body – we touch at the same time the ultimate dimension. The ultimate dimension cannot be described as personal or impersonal, material or spiritual, object or subject of cognition – we say only that it is always shining, and shining on itself.
"Touching the ultimate dimension, we feel happy and comfortable, like the birds enjoying the blue sky, or the deer enjoying the green fields. We know that we do not have to look for the ultimate outside of ourselves – it is available within us, in this very moment."
While Thay believes there is a way of creating a more harmonious relationship between humanity and the planet, he also recognises that there is a very real risk that we will continue on our destructive path and that civilisation may collapse.
He says all we need to do is see how nature has responded to other species that have got out of control: "When the need to survive is replaced with greed and pride, there is violence, which always brings about unnecessary devastation.
"We have learned the lesson that when we perpetrate violence towards our own and other species, we are violent towards ourselves; and when we know how to protect all beings, we are protecting ourselves."
Remaining optimistic despite risk of impending catastrophe
In Greek mythology, when Pandora opened the gift of a box, all the evils were released into the world. The one remaining item was "hope".
Thay is clear that maintaining optimism is essential if we are to find a way of avoiding devastating climate change and the enormous social upheavals that will result.
However, he is not naïve and recognises that powerful forces are steadily pushing us further towards the edge of the precipice.
In his best-selling book on the environment, The World we Have, he writes: "We have constructed a system we can't control. It imposes itself on us, and we become its slaves and victims.
"We have created a society in which the rich become richer and the poor become poorer, and in which we are so caught up in our own immediate problems that we cannot afford to be aware of what is going on with the rest of the human family or our planet Earth.
"In my mind I see a group of chickens in a cage disputing over a few seeds of grain, unaware that in a few hours they will all be killed."

No comments:

Post a Comment