Tờ báo đề cập đến bài viết vừa được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo của thủ tướng tương lai Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường. Trong bài viết này, ông Lý đã khẳng định thêm một lần nữa đường lối phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc là : lấy đô thị hóa làm « động lực chính » của sự tăng trưởng tại Trung Quốc.
Tuy vậy, ông Lý cũng chỉ rõ : «Đô thị hóa không chỉ có nghĩa là tăng số người sống ở thành thị và mở rộng các thành phố. Điều quan trọng hơn là phải thực hiện được quá trình chuyển tiếp trọn vẹn từ vị thế người nông thôn sang vị thế người thành thị trên các phương diện như cấu trúc công nghiệp, việc làm, lối sống và an sinh xã hội ».
Le Monde cho rằng, ông Lý Khắc Cường đã nói lên được nhược điểm của mô hình đô thị hóa tại Trung Quốc. Đó là : nhanh mà không chắc.
Tờ báo cho biết, ba mươi năm qua, quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trong năm 1980, số người sống nơi đô thị ở nước này chỉ có 200 triệu, trong khi đó con số này hiện tại là gần 700 triệu trên 1,4 tỷ dân. Vào năm 2030, số thị dân tại Trung Quốc có thể sẽ lên đến 1 tỷ người.
Thế nhưng, nếu nhìn kỹ lại, trong con số nêu trên, có nhiều chục triệu người Trung Quốc được thống kê là « dân thành thị » nhưng lại chưa có hộ khẩu thành thị. Mà việc không hộ khẩu thành thị thì kéo theo nhiều thua thiệt đối với người sống nơi thành thị trên tất cả mọi phương diện. Nhiều chục triệu người khác là người nông thôn di dân lên làm công ở các khu đô thị, sống tạm bợ trong các khu nhà trọ, và theo Le Monde là « hoàn toàn tạm bợ ». Thêm vào đó, số liệu thống kê của chính quyền Trung Quốc là không chính xác, vì đa số những nơi được xếp là thành phố nhưng lại còn bao bọc nhiều khu vực nông thôn.
Chưa hết, hệ lụy của việc đô thị hóa ào ạt cũng không nhỏ, nó kéo theo việc nhà nước trưng dụng đất đai của người dân với mức đền bù không thỏa đáng. Hậu quả là : nông dân mất đất, chạy lên thành thị kiếm sống nhưng lại sống trong cảnh tạm bợ như nêu trên.
Theo một chuyên gia, mô hình đô thị hóa tại Trung Quốc là kết quả của « việc làm ngẫu hứng » dưới sức ép của sự tăng trưởng nhanh, vì thế mô hình này cần phải được sửa đổi để nhắm đến sự bền vững. Tờ báo cho biết, kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc xem đô thị hóa là « một nhiệm vụ bắt buộc ». Thế nhưng, với việc đô thị hóa không bền vững thì sẽ có nhiều hệ lụy kéo theo, như lời một chuyên gia được Le Monde trích dẫn : « Nhà cầm quyền Trung Quốc đang chơi một trò chơi có nhiều rủi ro : đô thị hóa ào ạt có thể cải thiện nhanh chóng cuộc sống của nhiều triệu người, hay là đô thị hóa ào ạt là để làm trầm trọng thêm tình trạng của ''những thị dân nghèo'' ».
Chính quyền chạy theo đô thị hóa vì lợi ích của ai ?
Cũng bàn về chủ đề này, Le Monde đăng bài phỏng vấn chuyên gia đô thị hóa Jean-François Doulet với dòng tựa đáng chú ý : «Một mô hình kiến trúc theo kiểu sao y bản chính».
Jean-François Doulet dùng từ « sao y bản chính » để chỉ sự đô thị hóa ào ạt ở các địa phương Trung Quốc, « sao y bản chính » là bởi vì mô hình đô thị hóa ở các địa phương Trung Quốc rất giống nhau. Đó là, chính quyền địa phương tăng tốc xây cơ sở hạ tầng, với mục tiêu là để làm cho giá đất tăng lên, chứ không nhắm đến sự phát triển bền vững. Chuyên gia này cũng chỉ rõ, mô hình đô thị hóa tại Trung Quốc là thiếu bền vững vì nó không đảm bảo sự hài hòa về kinh tế, môi trường và xã hội.
Nhìn về viễn cảnh sắp tới, chuyên gia Jean-François Doulet cho rằng, quá trình công nghiệp hóa- đô thị hóa tại Trung Quốc vốn nhắm ra thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư quốc tế, thu hút các đại tập đoàn các nước dời nhà máy đến Trung Quốc để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ. Quá trình này bắt đầu từ khu vực miền đông Trung Quốc. Thế nhưng, hiện tại khu vực này đã mất dần tính hấp dẫn do giá nhân công đã tăng lên nhiều. Vì thế các nhà đầu tư bắt đầu chuyển sự chú ý đến khu vực miền tây và miền trung đất nước. Do vậy, chính quyền Trung Quốc đang ra sức đô thị hóa nhanh chóng những khu vực này.
San phẳng núi non để phát triển kinh tế
Để làm rõ hơn chi tiết hướng về miền tây và miền trung của quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc, Le Monde đăng bài «Khi Trung Quốc dời non để xây thành phố ».
Bài viết đề cập đến một đại công trình đang được tiến hành ở một địa phương thuộc tỉnh Cam Túc miền tây Trung Quốc. Công trình này huy động mỗi ngày đến 600 xe cơ giới. Mục tiêu là san bằng đồi núi để lấy mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tăng trưởng. Tờ báo cho biết, ở đây, sẽ có 700 đồi núi bị san bằng, mỗi ngày máy móc san lấp và vận chuyển đi nơi khác đến 100 000m3.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130214-trung-quoc-mo-hinh-do-thi-hoa-khong-ben-vung
Tuy vậy, ông Lý cũng chỉ rõ : «Đô thị hóa không chỉ có nghĩa là tăng số người sống ở thành thị và mở rộng các thành phố. Điều quan trọng hơn là phải thực hiện được quá trình chuyển tiếp trọn vẹn từ vị thế người nông thôn sang vị thế người thành thị trên các phương diện như cấu trúc công nghiệp, việc làm, lối sống và an sinh xã hội ».
Le Monde cho rằng, ông Lý Khắc Cường đã nói lên được nhược điểm của mô hình đô thị hóa tại Trung Quốc. Đó là : nhanh mà không chắc.
Tờ báo cho biết, ba mươi năm qua, quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trong năm 1980, số người sống nơi đô thị ở nước này chỉ có 200 triệu, trong khi đó con số này hiện tại là gần 700 triệu trên 1,4 tỷ dân. Vào năm 2030, số thị dân tại Trung Quốc có thể sẽ lên đến 1 tỷ người.
Thế nhưng, nếu nhìn kỹ lại, trong con số nêu trên, có nhiều chục triệu người Trung Quốc được thống kê là « dân thành thị » nhưng lại chưa có hộ khẩu thành thị. Mà việc không hộ khẩu thành thị thì kéo theo nhiều thua thiệt đối với người sống nơi thành thị trên tất cả mọi phương diện. Nhiều chục triệu người khác là người nông thôn di dân lên làm công ở các khu đô thị, sống tạm bợ trong các khu nhà trọ, và theo Le Monde là « hoàn toàn tạm bợ ». Thêm vào đó, số liệu thống kê của chính quyền Trung Quốc là không chính xác, vì đa số những nơi được xếp là thành phố nhưng lại còn bao bọc nhiều khu vực nông thôn.
Chưa hết, hệ lụy của việc đô thị hóa ào ạt cũng không nhỏ, nó kéo theo việc nhà nước trưng dụng đất đai của người dân với mức đền bù không thỏa đáng. Hậu quả là : nông dân mất đất, chạy lên thành thị kiếm sống nhưng lại sống trong cảnh tạm bợ như nêu trên.
Theo một chuyên gia, mô hình đô thị hóa tại Trung Quốc là kết quả của « việc làm ngẫu hứng » dưới sức ép của sự tăng trưởng nhanh, vì thế mô hình này cần phải được sửa đổi để nhắm đến sự bền vững. Tờ báo cho biết, kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc xem đô thị hóa là « một nhiệm vụ bắt buộc ». Thế nhưng, với việc đô thị hóa không bền vững thì sẽ có nhiều hệ lụy kéo theo, như lời một chuyên gia được Le Monde trích dẫn : « Nhà cầm quyền Trung Quốc đang chơi một trò chơi có nhiều rủi ro : đô thị hóa ào ạt có thể cải thiện nhanh chóng cuộc sống của nhiều triệu người, hay là đô thị hóa ào ạt là để làm trầm trọng thêm tình trạng của ''những thị dân nghèo'' ».
Chính quyền chạy theo đô thị hóa vì lợi ích của ai ?
Cũng bàn về chủ đề này, Le Monde đăng bài phỏng vấn chuyên gia đô thị hóa Jean-François Doulet với dòng tựa đáng chú ý : «Một mô hình kiến trúc theo kiểu sao y bản chính».
Jean-François Doulet dùng từ « sao y bản chính » để chỉ sự đô thị hóa ào ạt ở các địa phương Trung Quốc, « sao y bản chính » là bởi vì mô hình đô thị hóa ở các địa phương Trung Quốc rất giống nhau. Đó là, chính quyền địa phương tăng tốc xây cơ sở hạ tầng, với mục tiêu là để làm cho giá đất tăng lên, chứ không nhắm đến sự phát triển bền vững. Chuyên gia này cũng chỉ rõ, mô hình đô thị hóa tại Trung Quốc là thiếu bền vững vì nó không đảm bảo sự hài hòa về kinh tế, môi trường và xã hội.
Nhìn về viễn cảnh sắp tới, chuyên gia Jean-François Doulet cho rằng, quá trình công nghiệp hóa- đô thị hóa tại Trung Quốc vốn nhắm ra thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư quốc tế, thu hút các đại tập đoàn các nước dời nhà máy đến Trung Quốc để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ. Quá trình này bắt đầu từ khu vực miền đông Trung Quốc. Thế nhưng, hiện tại khu vực này đã mất dần tính hấp dẫn do giá nhân công đã tăng lên nhiều. Vì thế các nhà đầu tư bắt đầu chuyển sự chú ý đến khu vực miền tây và miền trung đất nước. Do vậy, chính quyền Trung Quốc đang ra sức đô thị hóa nhanh chóng những khu vực này.
San phẳng núi non để phát triển kinh tế
Để làm rõ hơn chi tiết hướng về miền tây và miền trung của quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc, Le Monde đăng bài «Khi Trung Quốc dời non để xây thành phố ».
Bài viết đề cập đến một đại công trình đang được tiến hành ở một địa phương thuộc tỉnh Cam Túc miền tây Trung Quốc. Công trình này huy động mỗi ngày đến 600 xe cơ giới. Mục tiêu là san bằng đồi núi để lấy mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tăng trưởng. Tờ báo cho biết, ở đây, sẽ có 700 đồi núi bị san bằng, mỗi ngày máy móc san lấp và vận chuyển đi nơi khác đến 100 000m3.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130214-trung-quoc-mo-hinh-do-thi-hoa-khong-ben-vung
Trung Quốc san bằng 700 ngọn núi để xây nhà
Chủ nhật, 09/12/2012, 10:11
Trung Quốc mới đây công bố dự án "dời núi" lớn nhất trong lịch sử khi san phẳng 700 ngọn núi ở thành phố Lan Châu, miền tây Trung Quốc, để phát triển đô thị.
The Guardian đưa tin, một trong những công ty xây dựng hàng đầu Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, đang thực hiện dự án trị giá 3,52 tỷ USD để san lấp gần 1.300 km2, xây nhà ở cho một quận mới của thủ phủ tỉnh Cam Túc.
Tổng giá trị công trình xây dựng quận mới lên đến 11 tỷ USD, bao gồm nhà cao tầng, hồ nước và vườn hoa, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030.
"Việc xây dựng Khu đô thị mới Lan Châu nằm trong nỗ lực phát triển khu vực miền tây của Trung Quốc", Qin Yucai, chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung ương tại khu vực cho hay.
Theo China Daily, công trình được thông qua từ tháng 8 và đã huy động được 11 triệu USD tiền đầu tư. Chủ tịch tập đoàn Thái Bình Dương Yan Jiehe, người được mệnh danh là Donald Trump của Trung Quốc, rất tích cực với dự án này.
Dự án được mong đợi sẽ gia tăng lượng sản xuất nội địa của tỉnh lên mức 8 tỷ USD vào năm 2015, tuy nhiên dự án cũng bị chỉ trích nhiều vì quá trình san núi có thể tác động xấu đến môi trường vốn đã thuộc loại ô nhiễm nhất của Trung Quốc. Những nhà máy sản xuất hàng dệt may, phân bón và chất hóa học ở đây khiến không khí đầy khói bụi, trong khi dòng nước sông Hoàng Hà chảy qua tỉnh đã bị đổi màu.
Người phát ngôn của dự án bác bỏ những lo lắng trên và cho rằng dự án sẽ cung cấp thêm nước cho khu vực, trồng rừng và làm cho mọi việc tốt đẹp hơn. Việc san lấp núi không phải là mới mẻ, các công ty khai thác mỏ thường xuyên phá núi để đào than, nhưng kế hoạch san bằng 700 ngọn núi để xây nhà là kế hoạch phá núi lớn nhất cho đến thời điểm này.
Theo Vnexpress
No comments:
Post a Comment