Thursday, February 28, 2013

VỪA LÀM VỪA NGHIÊN CỨU!

Cần cái nhìn tổng thể về các dự án bauxite Tây Nguyên

7:09 PM, 28/02/2013
(Chinhphu.vn) – Người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam: Tinh thần chung trong chủ trương khai thác, chế biến bauxite là sử dụng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường và bảo đảm hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội; trong thử nghiệm cần vừa làm vừa nghiên cứu, xem xét rất cẩn trọng tất cả các mặt và nếu cần thiết sẽ điều chỉnh quy hoạch.
 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam chủ trì  họp báo thường kỳ tháng 2/2013 của Văn phòng Chính phủ. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại họp báo thường kỳ tháng 2/2013 của Văn phòng Chính phủ chiều 28/2, nhiều câu hỏi liên quan đến hiệu quả của các dự án bauxite tại Tây Nguyên được đặt ra với Bộ trưởng Vũ Đức Đam.
Cần nhìn tới lợi ích tổng thể kinh tế và xã hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam cho biết bauxite là một trong số rất ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô trữ lượng ở tầm quốc tế, thuộc hàng vài nước đứng đầu thế giới, dù các số liệu về trữ lượng còn có khác biệt. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên này để góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế-xã hội vùng nói riêng.
Tinh thần chung là sử dụng tiết kiệm tài nguyên hữu hạn, sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường và phải có hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội. Hiệu quả của từng dự án cụ thể phải tính cả vòng đời và cả lợi ích gián tiếp về mặt xã hội.
Việc khai thác bauxite không thể tiến hành trong một lúc, không chỉ vì những vấn đề về hạ tầng, đầu tư, môi trường mà còn vì phụ thuộc thị trường thế giới, phải tính tóan “làm ra bao nhiêu, bán cho ai, bán lúc nào”, Bộ trưởng nói.
Do Việt Nam chưa có kinh nghiệm khai thác, chế biến bauxite, năm 2007, Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt và việc triển khai một số dự án mang tính chất thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở quy hoạch này. Chủ trương của Chính phủ là vừa làm vừa nghiên cứu, xem xét rất cẩn trọng tất cả các mặt và nếu cần thiết sẽ điều chỉnh cả quy hoạch để có một lộ trình phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp.
Tại cuộc họp báo, phóng viên cũng đặt câu hỏi về thông tin Vinacomin đề xuất một số cơ chế đặc thù cho các dự án bauxite tại Tây Nguyên và liệu điều này có thỏa đáng hay không?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhắc lại rằng với mỗi dự án, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể  và nếu chỉ tính đến hiệu quả kinh tế cũng phải xét cả vòng đời dự án, có dự án kéo dài tới 50 năm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một ví dụ về hiệu quả kinh tế-xã hội tổng thể, góp phần tạo đà phát triển cho cả miền Trung.
Bộ trưởng cho biết, với một số dự án, có thể xét riêng hiệu quả kinh tế chưa hiệu quả nhưng nếu tính tổng thể là có lợi, thì Nhà nước sẽ có một số cơ chế phù hợp. “Tổng hòa lại, phải luôn luôn bảo đảm hiệu quả, có lợi về kinh tế -xã hội”, Bộ trưởng nói.
Dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý
Giải đáp câu hỏi về chỉ đạo của Chính phủ đối với các thiệt hại do Vinacomin dừng đầu tư cảng Kê Gà, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, khi thực hiện thí điểm các dự án chế biến, vận chuyển bauxite tại Tây Nguyên, Vinacomin được giao chuẩn bị đầu tư cảng Kê Gà.
“Như tôi đã nói, đây là các dự án mang tính thử nghiệm, Chính phủ đã chỉ đạo nhất quán khi bắt đầu triển khai các dự án này là vừa làm, vừa nghiên cứu tất cả các mặt một cách cẩn trọng trên các tiêu chí”, ông Vũ Đức Đam nói.
Từ quặng bauxit để tạo ra nhôm có nhiều bước, trong đó, những bước sau đặc biệt tiêu tốn điện. Bước ban đầu dừng ở mức sản xuất alumin thì khối lượng vận chuyển rất lớn. Do đó, việc quy hoạch, đầu tư cảng, hệ thống vận tải đường bộ từ chỗ khai thác, chế biến đến cảng cũng là thành phần quan trọng khi thực hiện đầu tư. Ban đầu, khi triển khai 2 dự án thí điểm này, Vinacomin đã khảo sát năng lực hiện có, khả năng đầu tư mở rộng cũng như nhu cầu nguồn hàng tổng hợp của các cảng ở khu vực này sao cho khoảng cách vận chuyển từ nơi khai thác, chế biến bauxit ra cảng là gần nhất. Từ đó thấy rằng cần đầu tư cảng Kê Gà.
Trong quá trình xem xét quy mô dự án, cũng như sự phát triển của các cảng, sự phát triển kinh tế -xã hội của khu vực để tính khối lượng hàng hóa ra vào cảng, Vinacomin đã báo cáo Bộ Công Thương rằng ở thời điểm hiện nay, chưa cần thiết đầu tư vào cảng Kê Gà. Với quy mô dự án bauxite, lộ trình phát triển cảng, đường ở khu vực đó, trước mắt, có thể sử dụng các cảng khác ở vùng lân cận như cảng Gò Dầu, Phú Mỹ. Vì vậy, Vinacomin đề nghị dừng đầu tư cảng Kê Gà. “Theo tôi, đây là quyết định hợp lý”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Khi trình đề xuất này với Bộ Công Thương, Vinacomin cũng nói rõ các lý do về mặt kinh tế, xã hội của quyết định này. Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, mọi dự án khi bước vào khâu chuẩn bị đầu tư đều phải mất một phần chi phí, nhưng nếu việc dừng lại có lợi hơn là tiếp tục đầu tư thì phải dừng. Việc này nằm trong quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của Vinacomin.
Đồng thời, khi cân đối khả năng vận chuyển của các cảng khu vực, các cơ quan quản lý nhà nước thấy rằng việc dừng đầu tư cảng Kê Gà không ảnh hưởng lớn đến quy hoạch vận tải cảng biển nên đồng ý dừng đầu tư cảng này.
Thanh Phong

Hẹn gặp Buôn Ma Thuột

Festival Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ tổ chức lần thứ 4

2:11 PM, 21/01/2013
(Chinhphu.vn) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ tổ chức gian hàng triển lãm ngành nông nghiệp tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 từ ngày 9-13/3/2013 tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2011

Chủ đề của Festival cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 là “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết và phát triển”.
Việc tổ chức gian hàng triển lãm chung của ngành nhằm giới thiệu những thành tựu đạt được về sản xuất và kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý chất lượng cà phê phát triển bền vững, thông qua đó quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam.
Các gian hàng sẽ trưng bày và giới thiệu thành tựu sản xuất kinh doanh của các mặt hàng chủ lực khác (gạo, điều, hồ tiêu, cao su…).
Triển lãm cũng sẽ giới thiệu tiềm năng phát triển cà phê Việt Nam như số liệu về diện tích, thông tin về khí hậu, chất đất, hình ảnh một số vùng trồng cà phê tiêu biểu.
Thành tựu sản xuất kinh doanh của ngành cà phê Việt Nam qua số liệu và biểu đồ về kết quả sản xuất, xuất khẩu cà phê trong 3 năm (2010-2012); hình ảnh về hoạt động sản xuất, chế biến và sản phẩm một số loại cà phê tiêu biểu theo chuỗi giá trị của cà phê, trưng bày sản phẩm các loại (cà phê nhân, sản phẩm chế biến…).... cũng sẽ được dịp quảng bá trong đợt Fesstival này.
UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, mục đích của việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 là tiếp tục quảng bá sâu rộng về Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”; nâng cao giá trị xuất khẩu, khẳng định thương hiệu của cà phê Buôn Ma Thuột.
Mặt hàng cà phê đang phấn đấu tiếp tục là 1 trong 7 sản phẩm của Việt Nam có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới.
Thùy Trang

Chờ chọn kịch bản nào cho ĐN 6 & 6A ?

DLG (mẹ): Năm 2012 lãi 5,7 tỷ đồng, giảm 79% năm 2011

DLG (mẹ): Năm 2012 lãi 5,7 tỷ đồng, giảm 79% năm 2011

(CafeF) - Chi phí tài chính của DLG quý 4/2012 lên tới 34,7 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2011, cả năm chi phí tài chính gần 102 tỷ đồng, tăng 57% năm 2011.

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2012 của công ty mẹ. Theo đó, lợi nhuận quý 4 và cả năm 2012 của DLG đều giảm mạnh so với cùng kỳ 2011 do doanh thu giảm trong khi chi phí tài chính tăng mạnh.
Cụ thể, doanh thu bán hàng của DLG quý 4/2012 đạt gần 151 tỷ đồng, giảm 48% cùng kỳ 2011, trong khi cả năm doanh thu bán hàng đạt hơn 605 tỷ đồng, giảm 25% năm 2011.
Doanh thu tài chính quý 4/2012 đạt 15,37 tỷ đồng, tăng 26% cùng kỳ 2011, cả năm đạt 63,5 tỷ đồng, tăng 46% năm 2011.
Trong khi đó, chi phí tài chính của DLG quý 4/2012 lên tới 34,7 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2011, cả năm chi phí tài chính gần 102 tỷ đồng, tăng 57% năm 2011.
Vì chi phí tài chính tăng mạnh khiến LNTT quý 4/2012 của DLG đạt hơn 660 triệu đồng, giảm 80% cùng kỳ 2011, cả năm lãi 6,4 tỷ đồng, giảm 79% năm 2011.
LNST quý 4/2012 của DLG-mẹ đạt 617 triệu đồng, giảm 78% cùng kỳ 2011, cả năm đạt 5,73 tỷ đồng, giảm 79% năm 2011.
DLG mẹQuý IVLũy kế
20122011
20122011
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ150.83290.35-48%605.14809.38-25%
Giá vốn hàng bán125.96284.15-56%542.63735.34-26%
Doanh thu hoạt động tài chính15.3712.2126%63.5643.4446%
Chi phí tài chính34.7310.34236%101.6864.9657%
Trong đó: Chi phí lãi vay33.0510.30221%94.3057.0965%
Chi phí bán hàng-0.020.38-105%2.181.6532%
Chi phí quản lý doanh nghiệp4.864.498%16.0716.100%
LNTT0.663.30-80%6.4030.08-79%
LNST0.622.79-78%5.7326.89-79%

Vay nợ ngắn hạn trả lãi của công ty đã tăng 187,7 tỷ đồng trong năm, lên 555 tỷ cuối năm, vay nợ dài hạn 363 tỷ, tăng 40 tỷ so với đầu năm.
Các khoản phải thu chiếm hơn 50% tài sản ngắn hạn, đạt hơn 519 tỷ đồng, hàng tồn kho 308 tỷ đồng, tăng 35 tỷ so với đầu năm, trong khi tiền mặt của công ty chỉ còn lại gần 4 tỷ đồng.
Hoàng Ly
Nguồn: 
SCT: Theo báo cáo đầu tư tóm tắt:
" 4. Tổng mức đầu tư (sơ bộ):
- Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 có TMĐT sơ bộ là : 3,423,080 tỷ đồng (Giá quí IV/2008).
- Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6A có TMĐT sơ bộ là : 3,600,182 tỷ đồng (Giá quí IV/2008).
5. Nguồn vốn đầu tư:
Kiến nghị phương án huy động vốn như sau:
+ Vốn tự có chiếm 30% tổng vốn đầu tư.
+ Vay ngoại tệ để mua thiết bị với lãi suất 7%/năm.
+ Phần còn lại vay thương mại trong nước với lãi suất 11%/năm tính trong hết thời gian trả nợ.
Cả hai nguồn vốn vay đều hoãn nợ và lãi trong thời gian xây dựng, trả nợ gốc và nợ lãi trong 10 năm kể từ khi công trình vào vận hành."
Giả sử được phép đầu tư thì nhanh nhất sau 03 năm mới có thể phát điện, thu tiền.
Theo Báo cáo DLG nói trên và tình hình họat động ngân hàng hiện nay, xin các Chuyên gia Tài chính phân tích và dự báo một số kịch bản. 
Được biết doanh thu chính hiện nay của DLG chủ yếu là từ gỗ và các sản phẩm từ gỗ.  Vốn đầu tư trích dẫn trên chưa kể đến quỹ đất để trồng bù rừng và kinh phí bảo đảm cho việc xử lý các sự cố về môi trường. 
Được biết, năm 2010, chi phí đền bù đất ruộng xấu, đồi tràm...tại các huyện Vĩnh Cửu-Đồng Nai; Tân Uyên- Bình Dương...các Doanh nghiệp, HTX làm mỏ khai thác VLXD đã phải trả khỏang 3tỷ - 5 tỷ VNĐ/01ha.

Trích: 
" KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 635 - CHI PHÍ TÀI CHÍNH

Bên Nợ:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
- Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người mua;
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện);
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái chưa thực hiện);
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (Lỗ tỷ giá - giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính;
- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ."

Mắc gì phải giấu?


TRUNG QUỐC - 
Bài đăng : Thứ tư 27 Tháng Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 27 Tháng Hai 2013

Một luật sư Trung Quốc đòi công khai bí mật quốc gia về ô nhiễm mặt đất

Nông dân tỉnh An Huy trồng cây để hạn chế hiện tượng đất xói mòn (Reuters)
Nông dân tỉnh An Huy trồng cây để hạn chế hiện tượng đất xói mòn (Reuters)

Hôm nay, 27/02/2013, luật sư Đổng Chính Vĩ (Dong Zhengwei) cho AFP biết là đã yêu cầu phải công khai bí mật quốc gia về về ô nhiễm mặt đất, một việc mà lâu nay Bộ Môi trường Trung Quốc vẫn từ chối. Trong khi đó dân chúng ngày càng lo ngại về tình trạng môi trường đang xuống cấp trầm trọng.

Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) tuần này nói rằng một cuộc điều tra quy mô về tình trạng mặt đất ở Trung Quốc đã được chính quyền cho tiến hành từ năm 2006 đến 2010, với chi phí lên đến một tỉ nhân dân tệ (tương đương 123 triệu euro). 
Theo luật sư Đồng Chính Vĩ, việc chính phủ từ chối công khai kết quả cuộc điều tra này, rõ ràng là một sự phủ định quyền được biết và giám sát các viên chức của công chúng. Trước sự cự tuyệt thẳng thừng của cơ quan chức năng, luật sư tuyên bố với AFP là đã tiến hành khiếu nại về hành chính và nếu không có kết quả thì sẽ kiện ra tòa. 
Trong những tháng gần đây, áp lực đã tăng cao lên chính quyền Bắc Kinh, đòi phải hành động chống lại ô nhiễm. Từ đầu năm, đại bộ phận đất nước Trung Quốc đã nhiều lần bị sương mù dày đặc bao phủ. Mật độ những phân tử rất mịn, đặc biệt độc hại đối với phổi, đã cao gấp 40 lần giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới. Những xì-căng-đan về ô nhiễm nguồn nước ngầm và mặt đất cũng đã nổ ra. 
Vào tuần qua, lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc đã nhìn nhận sự hiện diện của các « làng ung thư ». Trong khi từ nhiều năm trước báo chí đã tiết lộ rằng trên 100 vùng nông thôn có tỉ lệ người bị ung thư rất cao so với mức bình quân. 
Luật sư Đồng Chính Vĩ cho biết ông « không lạc quan » về cơ hội thành công. Ông nói : « Hành động này giúp nâng cao cảnh giác và gây áp lực lên Bộ Môi trường để họ công bố thông tin, nhưng tôi không nghĩ rằng chính quyền sẽ thực hiện trong tương lai gần ».
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130227-mot-luat-su-trung-quoc-doi-cong-khai-bi-mat-quoc-gia-ve-o-nhiem-mat-dat

Festival Rừng 2013 - Bao giờ?

Đồng Tháp từ chối đăng cai Festival lúa gạo lần thứ 3

V.TR. | 27/02/2013 08:23 (GMT + 7)
TT - Kinh phí tổ chức festival lúa gạo dự kiến khoảng 20 tỉ đồng và không sử dụng ngân sách.
Ngày 26-2, ông Nguyễn Văn Dương - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết tỉnh đã có văn bản gửi Công ty CP Hội chợ quốc tế và phát triển nông thôn từ chối đăng cai Festival lúa gạo VN lần thứ 3 dự kiến tổ chức năm 2014 (trước đó ban tổ chức đã giao tỉnh Đồng Tháp đăng cai).
Theo ông Dương, lý do tỉnh từ chối là vì Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị về tiết kiệm trong việc tổ chức lễ hội. Trong khi đó kinh phí tổ chức festival lúa gạo dự kiến khoảng 20 tỉ đồng và không sử dụng ngân sách.
Hiện nay doanh nghiệp đang làm ăn rất khó khăn, vận động số tiền này không hề dễ và còn làm doanh nghiệp bức xúc. Tết Quý Tỵ vừa qua các doanh nghiệp cũng đã đóng góp khá nhiều kinh phí để chăm lo cho người nghèo, bắn pháo hoa phục vụ nhân dân. Rồi tết năm 2014 lại phải vận động doanh nghiệp tiếp tục đóng góp lo cho dân nên chính quyền không thể gửi thư vận động hoài như vậy được.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp cho rằng việc tổ chức festival lúa gạo quá dày như hiện nay là không cần thiết. Festival lần thứ nhất ở tỉnh Hậu Giang năm 2009, lần thứ hai ở tỉnh Sóc Trăng năm 2012. Nếu năm 2014 tổ chức nữa là không phù hợp. Quan điểm của tỉnh là năm năm tổ chức một lần.
Nguồn: 

Gang thép miệng quan

07:32 | 28/01/2013
Nói miệng để dừng dự án, doanh nghiệp ôm mặt khóc

TP - Chủ dự án đầu tư Khu du lịch - Nhà hàng - Khách sạn Satraco (gần chùa Dơi ở phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) rất hoang mang khi đã đầu tư gần 20 tỷ đồng, đang dang dở thì bị Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng Võ Thanh Nhàn nói miệng, yêu cầu tạm dừng.
Khu vực trước cổng chùa Dơi được khang trang như bây giờ, doanh nghiệp phải bỏ kinh phí mời các hộ dân dỡ quán lụp xụp trên đất lấn chiếm. Ảnh: Sáu Nghệ
Khu vực trước cổng chùa Dơi được khang trang như bây giờ, doanh nghiệp phải bỏ kinh phí mời các hộ dân dỡ quán lụp xụp trên đất lấn chiếm. Ảnh: Sáu Nghệ .
Chủ tịch Võ Thanh Nhàn xác nhận với PV Tiền Phong, chiều 23-1, đã mời ông Nguỵ Bá Tùng, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Quốc tế Satraco, đến trụ sở UBND và nói miệng, yêu cầu tạm dừng đầu tư dự án.
Ông Nhàn giải thích, ông cũng nhận được chỉ đạo miệng từ UBND tỉnh Sóc Trăng mà không có văn bản.
Chủ tịch Cty Satraco Nguỵ Bá Tùng bức xúc, khi đầu tư thì được mời gọi và làm dự án thông qua nhiều cơ quan ở địa phương, nay buộc dừng giữa chừng chỉ được chính quyền gọi điện thoại đến nói miệng mà không rõ lý do, “thắc mắc không biết khiếu nại ai”.
Mời gọi đầu tư
Chùa Dơi là chùa Mã Tộc (Mahatup), được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1999.
Từ trung tâm TP Sóc Trăng đi theo đường Văn Ngọc Chính, chùa nằm bên trái đường, dài theo mặt tiền 240 m, sâu vô 165 m, diện tích 39.600m2 có tường bao gọi là khu vực 1 . Kế tiếp là khu vực 2 rộng 76.582 m2 để bảo vệ di tích, gồm các công trình kiến trúc và đàn dơi dưới các vòm cây cổ thụ.
Đường Văn Ngọc Chính rộng 17 m, tính cả vỉa hè. Bên phải đường, đối diện với khu vực 1 của chùa, có dải đất rộng 6-8 m, dài hàng trăm mét, cũng của chùa. Sau dải đất của chùa là khu đất rộng 12.032 m2 được UBND tỉnh Sóc Trăng giao cho Cty Satraco ngày 24-11-2011 để đầu tư dự án Khu du lịch-Nhà hàng-Khách sạn.
Ông Lê Minh Thượng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết khu đất trước đây từng giao cho Cty Du lịch của tỉnh đầu tư cũng xây dựng nhà khách, nhà hàng và các ki ốt bán hàng lưu niệm nhưng thất bại.
Sau đó, nó được giao UBND phường 3 quản lý rồi cho một hộ dân thuê nuôi heo và cá. Còn dải đất sát đường của chùa, bị nhiều hộ dân chiếm để dựng quán. Cả khu đất rất nhếch nhác cùng cảnh lộn xộn xe lôi tranh giành khách trước cổng chùa, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Võ Minh Chiến: Di tích chùa Dơi phải bảo vệ đàn dơi. Để kết luận việc đầu tư như thế nào bảo vệ được đàn dơi thì cần có nghiên cứu của các nhà chuyên môn, như các nhà khoa học về sinh vật cảnh, không thể nói chung chung. Dĩ nhiên, cũng cần quan tâm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Chủ tịch Võ Thanh Nhàn kể, UBND TP Sóc Trăng nhiều năm mời gọi đầu tư nhưng không có kết quả.
Năm 2011, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival Lúa gạo, thành phố quyết tâm cải tạo cảnh quan trước cổng chùa Dơi để đón khách gần xa, đã mời gọi được Cty Satraco đầu tư.
Các sở KH-ĐT, VH-TT-DL, Xây dựng, TN-MT thẩm định và đều đồng ý, trên cơ sở đó UBND tỉnh Sóc Trăng cấp phép cho dự án.
Dự án có trong Quy hoạch chung xây dựng TP Sóc Trăng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận tại Thông báo số 180 ngày 5-2-2010.
Đầu năm 2012, Satraco xây dựng giai đoạn 1 và giữa năm hoàn thành, đi vào hoạt động, làm thay đổi hẳn phong cảnh trước cổng chùa Dơi.
“Ôm mặt khóc”
Chủ tịch Cty Satraco Nguỵ Bá Tùng kể, gốc gác gia đình ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), chuyên kinh doanh phân bón.
Có vốn liếng, thấy chính quyền địa phương tha thiết mời gọi, ông thuyết phục gia đình hưởng ứng với mong muốn "đầu tư một khu du lịch tâm linh theo hướng chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh nhà”.
Để giữ cảnh yên tĩnh cho chùa, ông Tùng thuê một khu đất cách chừng cây số làm bãi đậu xe lớn, dùng xe điện trung chuyển khách vào Khu du lịch.
Lại chi tiền mời các hộ dân dỡ quán lụp xụp trên dải đất chiếm của chùa, để mở đường và trồng cây xanh.
Khu đất dự án được đầu tư bãi xe điện, ki ốt bán hàng lưu niệm, nhà hàng ăn chay, mặn. Cảnh nhếch nhác trước cổng chùa đã được thay bằng cảnh trật tự.
Cty Satraco đang triển khai xây dựng giai đoạn 2 và 3, gồm khu biểu diễn ca-múa-nhạc ba dân tộc Khmer, Kinh, Hoa; khách sạn, dự kiến năm 2015 hoàn thành, thì phải dừng lại.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Lê Minh Thượng giải thích, tạm dừng dự án là có dư luận cho rằng, tổ chức ăn uống và tiệc cưới ở nhà hàng của Khu du lịch, gây tiếng ồn ảnh hưởng tới đàn dơi trong chùa.
Nhưng vị sư Trụ trì chùa Dơi là Hòa thượng Kim Rêne nói: “Dơi ở chùa đã quen tiếng ồn vì hàng năm, chùa tổ chức nhiều lễ, đều có phát loa khuếch đại cả ngày”.
Ông Thượng lại nói, có dư luận cho rằng việc đầu tư dự án có thể ảnh hưởng đến di tích, nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tạm dừng để chờ ý kiến của Bộ VH-TT-DL.
Cân nhắc trong bảo vệ di tích là cần thiết, nhưng chờ đến bao giờ thì ông Thượng không trả lời được. Còn nhà đầu tư, ông Tùng thất thần khi nói, vốn liếng gia đình tích luỹ nhiều năm đem vào dự án chứ chưa vay của ai, “mấy hôm nay cha mẹ, anh em tôi chỉ biết ôm mặt khóc”.
Sáu Nghệ
Nguồn:

LẠI TRÔNG CHỜ QUỐC HỘI !

Thứ Tư, 27/02/2013 - 08:55

“Tôi sẽ đưa vấn đề bôxít ra trước Quốc hội”

(Dân trí) - “Tôi biết cử tri cũng đang đặt nhiều câu hỏi liên quan đến dự án bôxít. Và chắc chắn rằng kỳ họp Quốc hội sắp tới, nội dung này sẽ được đưa ra. Cá nhân tôi sẽ lên tiếng về vấn đề này”.
 >>  Nên dừng dự án Bôxít Tây Nguyên nếu không hiệu quả
 >>  Dự án bôxít Tây Nguyên: “Cảnh báo của giới khoa học dần đúng!”

Ông Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Dân trí về một số vấn đề liên quan đến dự án bôxít.
Ông có bất ngờ với việc Thủ tướng quyết định dừng dự án xây dựng cảng Kê Gà và một loạt chuyên gia lên tiếng cần xem lại toàn bộ dự án bôxít tại Tây Nguyên?
Không phải bây giờ mà ngay khi dự án khai thác bôxít tại Tây Nguyên mới được trình lên, đã có nhiều ý kiến về vấn đề vận chuyển, giá thành, quản lý khoáng sản nhưng sau đó vẫn quyết làm. Bây giờ có một số số liệu cho thấy năng suất quá thấp, chi phi tăng, lỗ tăng, đường vận chuyển huyết mạch để tăng hiệu quả kinh tế của cả dự án lại không rõ ràng.
Ông Cao Sỹ Kiêm
Ông Cao Sỹ Kiêm
Trước thì dự kiến làm cảng Kê Gà nhưng bây giờ, tính số tiền xây dựng cảng và số tiền thu được từ dự án cho thấy không đảm bảo hiệu quả và chắc chắn lâu dài cũng có vấn đề. Việc Thủ tướng quyết định dừng Kê Gà để cân nhắc cẩn trọng, toàn diện tôi cho là đúng đắn. Và lúc này lại nảy sinh vấn đề: Có tiếp tục làm cảng Kê Gà nữa hay không?
Không chỉ cảng Kê Gà, nhiều ý kiến còn cho rằng quy hoạch và quyết định triển khai xây dựng dự án bôxít Tây Nguyên cũng không phù hợp…
Điều đó phải dựa trên các cơ sở số liệu thì mới kết luận được. Phải nghe họ phân tích tiếp những mặt được, chưa được.
Quốc hội cần sớm lập ủy ban điều tra độc lập dự án bôxít
Chuyên gia Kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Chấp nhận loại bỏ dự án bôxít ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm và càng sớm càng tốt. Đến lúc này, đã thấy rõ sự không hiệu quả của dự án này, nếu đầu tư cảng nơi khác thì chi phí đầu tư càng đội lên và thua lỗ càng chồng chất. Tôi mong muốn Quốc hội sớm lập một ủy ban điều tra độc lập đối với dự án bô xít bởi việc điều tra lại hiệu quả của dự án cần những chuyên gia hàng đầu chứ không thể là người của Bộ Công thương hay Vinacomin”.  
Nếu bảo dừng lại để sau này tiếp tục làm, nhiều nhà khoa học đã tính toán cả về yếu tố kinh tế lẫn kỹ thuật đều cho thấy có rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Còn nếu dừng không làm tiếp thì xét lại vấn đề, hai nhà máy bôxít Tân Rai và Nhân Cơ có khả năng tồn tại, phát triển không?
Vừa rồi, theo lãnh đạo Vinacomin, alumin từ dự án bôxít Tây Nguyên sẽ được vận chuyển qua cảng khác, trước mắt là Gò Dầu (Đồng Nai), ngoài ra đang triển khai xây dựng cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) để thay thế. Nhưng tôi nhấn mạnh, đó chỉ là trước mắt và không mang tính cơ bản, lâu dài.
Họ nói là không tốn kém gì nhưng sự thực thì đã bỏ ra nhiều tỷ rồi và đang tiếp tục nhận thêm nhiều tỷ nữa. Đó là chưa kể, còn mang lại nhiều hệ lụy kinh tế khác.
Câu hỏi đặt ra là giải quyết vấn đề này thế nào? Đó là vấn đề kinh tế chung của đất nước chứ không đơn giản chỉ là một dự án. Nay vụ việc đã xảy ra, chúng ta đang trong giai đoạn tái cấu trúc lại nền kinh tế, chỉnh sửa khuyết điểm thì phải tỏ thái độ dứt khoát với dự án trên. Cần phải có cái nhìn toàn cục hơn, nếu dự án không đáp ứng được yêu cầu đề ra thì phải sắp xếp giải quyết tồn tại, để hạn chế được rủi ro và không gây nên hậu quả lâu dài.
Khi thuyết phục dự án, Bộ Công thương và Vinacomin (khi đó là TKV) đều đưa ra các căn cứ cho thấy hiệu quả của dự án, dựa trên những cân nhắc tính toán kỹ lưỡng. Việc này nói lên điều gì, thưa ông?
Phải yêu cầu các cơ quan này giải trình thêm: khi lập tờ trình họ lấy số liệu ra làm sao, tính toán tác động khi đó như thế nào, tác động bây giờ ra làm sao. Việc ngay khi dự án bôxít được đưa ra, có nhiều ý kiến phản biện của nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế nhưng dường như không được xem xét cẩn trọng cũng là một yếu tố để so sánh, phân tích. Tại sao đã có cảnh báo như vậy rồi mà vẫn quyết làm, phải có giải thích rõ ràng.
Chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Xuân Hoà trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nói: “Vì đây là dự án bôxít đầu tiên mà chúng tôi làm, nên phải làm đã thì mới biết đến năm nào thì có lãi”...
Cái đó phải xem lại về tư duy làm kinh tế. Dĩ nhiên, một dự án thì thời gian đầu cũng chưa thể lãi ngay. Nhưng ngay khi lập dự án cũng phải tính toán là thời điểm nào hòa vốn, thời điểm nào có lãi dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể tuổi thọ của cả dự án đó. Chấp nhận mấy năm đầu phải lỗ để những năm sau có lãi thì mình vẫn chấp nhận làm.
Như tôi đã nói, nếu còn tù mù là chưa biết bao giờ có lãi thì phải xem lại. Làm làm gì nếu chưa biết bao giờ có lãi?
Tất nhiên người ta có thể lấy lý do lạm phát, giá thành vật liệu, vận chuyển khác thời điểm hiện nay… Và dĩ nhiên dự báo thì cũng có xác suất nhưng giải thích phải nghe được, đúng thực tế. Còn nếu ngụy biện cho cái làm sai, làm trái, đầy rủi ro là không được.
Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để xem xét lại toàn bộ dự án bôxít ở Tây Nguyên, thưa ông?
Tôi biết cử tri cũng đang đặt nhiều câu hỏi liên quan đến dự án kể trên. Và chắc chắn rằng kỳ họp Quốc hội sắp tới, nội dung này sẽ được đưa ra. Chắn chắn cá nhân tôi cũng sẽ lên tiếng về vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
 
Chiều 24/2, trả lời báo chí liên quan đến dự án bôxít Nhân Cơ (Đăk Nông), ông Lê Minh Chuẩn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản (Vinacomin) cho biết, việc quyết định đầu tư cho dự án này cũng như dự án Tân Rai căn cứ vào tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế của dự án tại thời điểm xem xét và có tính đến mức độ rủi ro.

Theo ông Chuẩn, quyết định đầu tư dự án Nhân Cơ đã tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tại thời điểm phê duyệt dự án điều chỉnh (tháng 2/2010), dự án đạt hiệu quả kinh tế.

Ông Lê Minh Chuẩn bác bỏ quan điểm cho rằng, “dự án Tân Rai-Lâm Đồng đi vào vận hành sẽ không có hiệu quả kinh tế, tạo thêm gánh nặng cho Vinacomin”. Ông Chuẩn lý giải, tại thời điểm hiện nay, do kinh tế thế giới suy giảm khiến giá các mặt hàng khoáng sản, trong đó có alumin, giảm theo nên kéo hiệu quả kinh tế của dự án này đi xuống. Song, với xu thế nền kinh tế thế giới đang phục hồi, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ tăng trở lại và việc giá alumin sẽ gia tăng là hoàn toàn có thể.

Tổng giám đốc Vinacomin cũng cho biết, nhà máy alumin đang trong giai đoạn chạy thử. Ngày 26/12/2012, nhà máy cho ra sản phẩm alumin đầu tiên với chất lượng sản phẩm alumin (theo phân tích ban đầu) là đạt yêu cầu theo hợp đồng EPC đã ký kết.

“Chúng tôi cho rằng sẽ không công bằng nếu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh tế đơn thuần của dự án đối với chủ đầu tư mà không tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội lan tỏa, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của dự án đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên” - Tổng giám đốc Vinacomin nói.

Theo đó, dự án sẽ thu hút khoảng 1.500 lao động địa phương, có đóng góp cho ngân sách, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội cho địa phương và khu vực.

Cũng theo vị lãnh đạo này, việc nghiên cứu thu hồi các sản phẩm có ích từ bùn đỏ (thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ) đã có kết quả ban đầu khích lệ, khả năng thành công lớn. Nếu thành công sẽ mang lại nguồn thu bổ sung cho dự án và đặc biệt là giảm thiểu mức độ ô nhiễm của bùn đỏ, giảm thiểu việc đầu tư hồ bùn đỏ.

Bích Diệp
Phúc Hưng (thực hiện)